22/03/2022 10:44        

​Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường

 

Nội dung câu hỏi:

Thời gian qua hiện tượng bạo lực xảy ra nơi trường học đã dành sự quan tâm nhất định của dư luận xã hội, gia đình có các cháu nhỏ đi học cũng có ít nhiều băn khoăn. Xin cho biết góc độ của luật pháp đã có giải pháp gì cho việc phòng, chống tình trạng này?

(Câu hỏi của bạn Đỗ Ngọc Dung)

 

Ý kiến tư vấn:

Được Chính phủ quy định tại Nghị định số  80/2017/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Lao động -  Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 38/2019/TT-BLĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT, công tác phòng, chống bạo lực học đường được triển khai bằng các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng, biện pháp hỗ trợ người học và can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.

Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân. Đồng thời giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học. Kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường phải được công khai. Thường xuyên tổ  chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường. Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục với gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra. Hạn chế nguy cơ người học rơi vào hoàn cảnh bị bạo lực.

Về biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường: Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; thực hiện tham vấn, tư vấn các biện pháp cần thiết cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

Về biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được tiến hành bao gồm:

a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;

b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;

c) Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.

d) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

 
Đối tượng được hưởng học bổng chính sách của Nhà nước
Các trường hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Khiếu nại Thừa phát lại về thi hành án dân sự?
Điều kiện để cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở
Phát hiện, xử lý vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Điều kiện để người bị phạt tù được hưởng án treo
Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính
Tính nhân đạo của pháp luật hình sự đối với phụ nữ
Quy định về giám sát việc giám hộ
Chính sách ưu đãi đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng
Chế độ cho người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng
Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ với yêu cầu phòng cháy, nổ
Những ai được lập biên bản vi phạm hành chính?
Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng, hành chính
Phạm vi, thẩm quyền, thủ tục chứng thực chữ ký
Quy định về việc lập vi bằng của Thừa phát lại
Xâm hại sức khỏe vợ đã ly hôn có coi là hành vi bạo lực gia đình không?
Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Chính sách đối với thanh niên trong quá trình hoạt động tình nguyện
Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 483929