26/04/2022 09:15        

Quy định về giám sát việc giám hộ

 

Nội dung câu hỏi:

Bố tôi không còn minh mẫn, anh chị em chúng tôi đi làm ăn xa, chỉ có cậu út ở nhà, chúng tôi đã giao cho người con út của ông làm người giám hộ. Gần đây người này có nợ nần nên đã tự ý chuyển dịch một vài tài sản của ông không đúng mục đích. Xin hỏi trong trường hợp này phải xử lý thế nào?

(Câu hỏi của bạn Hồng Sâm)

 

Ý kiến tư vấn:

Trong chế định giám hộ của Bộ luật Dân sự có quy định về giám sát việc giám hộ. Khi cử người giám hộ, cần thiết cử thêm người làm nhiệm vụ giám sát việc giám hộ. Theo đó, người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ:

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Nếu người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định để làm người giám hộ; người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ thì có thể được thay đổi./.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

 
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thủ tục cử hòa giải viên lao động tham gia hoà giải
Đối tượng được hưởng học bổng chính sách của Nhà nước
Các trường hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Khiếu nại Thừa phát lại về thi hành án dân sự?
Điều kiện để cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở
Phát hiện, xử lý vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Điều kiện để người bị phạt tù được hưởng án treo
Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính
Tính nhân đạo của pháp luật hình sự đối với phụ nữ
Chính sách ưu đãi đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng
​Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường
Chế độ cho người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng
Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ với yêu cầu phòng cháy, nổ
Những ai được lập biên bản vi phạm hành chính?
Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng, hành chính
Phạm vi, thẩm quyền, thủ tục chứng thực chữ ký
Quy định về việc lập vi bằng của Thừa phát lại
Xâm hại sức khỏe vợ đã ly hôn có coi là hành vi bạo lực gia đình không?
Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 88808