Ban biên tập Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa nhận được bài “Về điều kiện tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý” của Luật sư Nguyễn Hồng Hà bàn về sự bất cập giữa điều kiện để tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý (TGPL) với điều kiện để bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; chúng tôi xin đăng bài trên để bạn đọc cùng suy nghĩ, trao đổi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo để lấy ý kiến nhân dân.
Nạn bạo hành nói chung và nạn bạo hành gia đình nói riêng đã trở thành nỗi đau nhức nhối của toàn xã hội, chúng ta cần phải chung tay góp sức để loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống gia đình và toàn xã hội.
Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007, trong đó quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của Trợ giúp viên pháp lý. Và tại văn bản Luật này thì Trợ giúp viên pháp lý có phạm vi hoạt động rất rộng, riêng trong lĩnh vực tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng thì Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL là không khác gì.
Vấn đề về thể thức và kỹ thuật soạn thảo văn bản đã có quy định từ lâu nhưng cho đến nay ở một số sở, ngành thuộc tỉnh vấn đề này vẫn chưa được quán triệt đầy đủ. Hiện nay, một số ít đơn vị chưa phân biệt được phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP (sau đây gọi tắt là Thông tư 55) của Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ và Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ (sau đây gọi tắt là Thông tư 01).
Tôi đã kết hôn và sống cùng chồng tôi ở nước ngoài. Nay tôi muốn xin một đứa cháu 3 tuổi gọi tôi bằng cô ruột ở Việt Nam làm con nuôi có được không, và cần phải làm những thủ tục gì? (Hoàng Thúy Hà)
Tôi và chồng tôi kết hôn với nhau năm 2001 và ở chung nhà với cha mẹ chồng . Năm 2003 chúng tôi làm nhà ra ở riêng. Nhà được làm trên đất do cha mẹ tôi cho tôi năm 1998. Tiền để làm nhà là tiền của tôi dành dụm được từ trước khi lấy chồng. Nay do mâu thuẫn phát sinh, chúng tôi phải đi đến ly hôn. Xin hỏi khi ly hôn tài sản nhà đất của tôi được giải quyết như thế nào? (Hoàng Thị Minh - Phước Hải, Nha Trang)
Có thể nói, vào thời điểm hiện tại, chủ trương của Đảng và nhà nước về đất đai, cơ bản phù hợp với tình hình hiện tại, nhất là khi Chính phủ tuyên bố không thu hồi, xáo trộn về đất đai khi hết hạn sử dụng theo Luật đất đai 2003. . .
“Ninh Hòa là địa phương điển hình trong công tác thu hồi nợ thuế của tỉnh. Ở đây có cách làm rất hay khi huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc nên kết quả thu được vô cùng to lớn, cần nhân rộng mô hình này trong phạm vi toàn tỉnh để ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà trên đã giao.”
Pháp lệnh Giám định tư pháp được UBTVQH ban hành ngày 29/9/2004, có hiệu lực từ 01/01/2005. Qua 7 năm thi hành, Pháp lệnh GĐTP đã đem lại kết quả nhất định đó là xây dựng được hệ thống các tổ chức giám định; kiện toàn đội ngũ giám định viên. Công tác giám định đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tố tụng.