11/10/2018 03:14
|
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018), ngày 05/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2018/NĐ-CP).
Ảnh minh họa - Internet
Ngày 05/7/2018, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 57/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2018 (sau đây viết tắt là Thông tư số 57/2018/TT-BTC). Đối tượng áp dụng của Thông tư số 57/2018/TT-BTC là: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc chuyển giao một số các tài sản thuộc sở hữu toàn dân cho các cơ quan chuyên ngành để bảo quản được thực hiện như sau: - Đối với tài sản là bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; - Đối với tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định tịch thu, cơ quan ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tài sản. Đối với tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc các cơ quan khác ra quyết định tịch thu được chuyển giao cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Cơ quan nhà nước được phép sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. - Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Trung ương, cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc Kho bạc Nhà nước cấp huyện (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) để bảo quản. Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản. - Đối với tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Đối với tài sản là gỗ, lâm sản khác thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại; động vật rừng còn sống hoặc sau khi được cứu hộ khỏe mạnh được c
|
|
|
|
|
|