08/04/2025 07:53        

Qua thông tin trên báo chí tôi được biết Nhà nước có chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người khuyết tật, vậy cụ thể những quy định đó là gì?

 

Hỏi: Qua thông tin trên báo chí tôi được biết Nhà nước có chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người khuyết tật, vậy cụ thể những quy định đó là gì? (Bạn đọc Nguyễn Văn Đáng, Ninh Hòa)

Trả lời: 

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc. Nhiều chính sách về người khuyết tật ban hành mới và điều chỉnh phù hợp với thực tế, ưu tiên bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật. Trong lĩnh vực tư pháp, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định người khuyết tật được trợ giúp pháp lý như sau:

1. Người khuyết tật có khó khăn về tài chính là người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

2. Người khuyết tật thuộc các diện người được trợ giúp pháp lý khác như: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi...

Đồng thời, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đã quy định các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật khi được trợ giúp pháp lý như sau:

*Người khuyết tật được trợ giúp pháp lý có các quyền, gồm:

- Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.

- Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

*Người khuyết tật được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ:

- Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

- Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

- Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

- Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Như vậy, khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý, người khuyết tật sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có thể liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa (địa chỉ số 13, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang) hoặc các điểm tiếp nhận trợ giúp pháp lý tại các địa phương trên địa bàn tỉnh để được hướng dẫn và giải quyết.

Hải Dương

 

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 767945