Cần tập trung nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý
Sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận về dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Thảo luận tại hội trường các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo về dự thảo Luật trợ giúp pháp lý sửa đổi và báo cáo thẩm tra dự án luật của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; khẳng định rằng qua 10 năm thực hiện Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 được Quốc hội khóa XI thông qua đã thể hiện tính nhân văn cao cả sâu sắc của Đảng và nhà nước quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội gồm người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người già và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn... Qua đó đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác trợ giúp pháp lý phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu trợ giúp pháp lý. Song, trước yêu cầu phát triển của đất nước căn cứ vào Hiến pháp năm 2013 và nhằm thực hiện các đạo luật quan trọng mới được ban hành, do vậy đòi hỏi sự cấp bách cần sửa đổi Luật trợ giúp pháp lý.
Tán thành với nhiều nội dung cơ bản của dự thảo Luật, các đại biểu cho rằng cần tập trung nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, đặt đúng vị trí của người được trợ giúp pháp lý là trung tâm của công tác trợ giúp pháp lý. Trong điều kiện nguồn lực tài chính của đất nước còn hạn hẹp thì cần hết sức lưu ý đến tính khả thi của luật, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, bảo đảm các chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Luật phát biểu tại Hội trường Ảnh: Đình Nam
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Luật- tỉnh Kiên Giang, dự thảo Luật đã thể hiện được quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp. Góp phần quan trọng thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Dự thảo Luật đã quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý là tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân được thực hiện trợ giúp pháp lý theo hai phương thức là hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của Nhà nước và đăng ký thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của chính tổ chức đó.
Dự thảo Luật cũng đã cụ thể hóa được về người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm: Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng và theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Tư vấn viên pháp luật có 5 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên, làm việc tại tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, qua đó tối đa hóa nguồn lực con người và nâng cao chất lượng hiệu quả trợ giúp pháp lý.
Đại biểu Nguyễn Văn Luật cũng cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xã hội hóa chủ thể tiến hành trợ giúp pháp lý. Trong đó cần tập trung vào hai chủ