Công tác trợ giúp pháp lý tỉnh Khánh Hòa:
Điểm tựa cho người nghèo
Những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh đã có nhiều đóng góp trong hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách và những đối tượng yếu thế khác. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, giúp họ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật.
Năm 2014, hai thanh niên N.T.N và T.N.H, sinh năm 1997, trú tại xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh có hành vi cướp giật tài sản là xấp vé số của người bán dạo với trị giá 2.830.000 đồng, bị truy tố về tội “Cướp giật tài sản” theo Bộ luật hình sự. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, trình độ hiểu biết về pháp luật ít, không có điều kiện thuê luật sư bào chữa, bà Dương Thị Thu Thủy, mẹ của bị cáo N.T.N đã nhờ đến sự giúp đỡ của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh. Nhờ vào sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý cùng sự tham gia tố tụng bào chữa của các Trợ giúp viên pháp lý, bị cáo N.T.N nhận bản án một năm tù treo, hai năm thử thách; bị cáo T.N.H nhận bản án chín tháng tù treo, một năm sáu tháng thử thách. “Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các cán bộ TGPL, con trai tôi nhận bản án nhẹ hơn, nhưng cũng đủ cho cháu một bài học. Trung tâm TGPL thực sự là chỗ dựa pháp lý cho người nghèo chúng tôi” – bà Thủy nói. Đó là một trong những vụ án điển hình mà các cán bộ TGPL của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh tham gia tố tụng, nhằm hỗ trợ đối tượng được trợ giúp. Ông Huỳnh Duy Thương – Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh cho biết, mỗi ngày, trung tâm nhận tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho khoảng 3 đến 4 lượt trường hợp. Thông qua các hình thức như tham gia tố tụng bào chữa; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; tư vấn pháp luật tại trụ sở trung tâm, chi nhánh hoặc tại những điểm tư vấn pháp luật miễn phí... từ đầu năm đến nay trung tâm đã tư vấn, TGPL được 489 vụ việc cho 489 trường hợp. Lĩnh vực tư vấn cho các đối tượng đa dạng, trải rộng như: hình sự; dân sự; hôn nhân gia đình; đất đai, nhà ở, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng; lao động, việc làm… Điều đáng nói, các đối tượng được TGPL không hề mất một khoản phí nào. Sự tham gia của các Trợ giúp viên pháp lý góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án, tránh làm oan người vô tội và để lọt tội phạm, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được TGPL.
Ngoài hỗ trợ tư vấn tại đơn vị, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh còn chú trọng TGPL lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã thực hiện được 29 đợt TGPL lưu động cho hơn 1.585 người, giải quyết 63 vụ việc cần tư vấn tại cơ sở. Hoạt động TGPL lưu động đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với pháp luật, giúp người dân được giúp đỡ, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc pháp luật mỗi khi có nhu cầu, kịp thời giải tỏa những bức xúc ngay tại cơ sở. Thông qua những hoạt động, trình độ dân trí, hiểu biết về pháp luật của người dân đã dần được nâng cao, giảm thiểu tối đa những trường hợp vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Ông Thương cho biết thêm, để đạ