Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm pháp luật
Theo Báo cáo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc công bố ngày 25/11/2011, xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng: thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Tòa án nhân dân tối cao thống kê trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình.Chỉ tính riêng trong năm 2016, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa giải quyết khoảng 1.327 vụ án ly hôn, trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bạo lực gia đình. Đến nay, bạo lực gia đình không những giảm xuống mà còn có xu hướng gia tăng, thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc vi phạm đặc biệt nghiêm trọngvới hành vi tàn nhẫn mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái.
Hình 1: minh họa
Do vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 15/11đến ngày 15/12/2016 với chủ đề “Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” nhằm huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, bao gồm các hành vi như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cưỡng ép quan hệ tình dục;Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;…Những hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật và người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhquy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.Theo đó, những hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả. Cụ thể Điều 4 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đìnhquy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng. Phạt tiền từ 1 đến 1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Những hành vi hành hạ, ngược đãi, đối xử tồi tệ thành viên gia đình (như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân…) cũng bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng. Nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, lăng mạ,