03/08/2023 20:03        

Một số kết quả đạt được trong triển khai Đề án 06 và giải pháp công tác thời gian tới của ngành Tư pháp

         

          Sáng 20/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 06 tháng đầu năm và triển khai công tác 06 tháng cuối năm 2023 bằng hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với sự tham gia của 63 điểm cầu trên cả nước. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh và đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội và địa phương cùng tham dự. Tại điểm cầu tỉnh Khánh Hòa, đồng chí Hoàng Thị Mỹ Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, cùng đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cùng tham dự.

Hình ảnh Hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Nguồn: Cổng TTTT BTP)

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Khánh Hòa

          Tại Hội nghị, toàn bộ các lĩnh vực công tác tư pháp được đề cập, đánh giá toàn diện đối với các kết quả đạt được và bàn về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới nhằm phát huy hiệu quả, tạo tiền đề để thực hiện thành công các nhiệm vụ công tác tư pháp trong năm 2023, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ trọng tâm, như triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 06); Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ,… bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực trên các nhiệm vụ, gồm:

1. Về nhiệm vụ rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL triển khai Đề án 06:
          - Đã tổ chức thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL triển khai Đề án 06, kịp thời Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát; đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL để triển khai Đề án 06.

          - Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL đã ban hành một số tài liệu hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ rà soát, xử lý văn bản phục vụ triển khai Đề án 06;…

          2. Về nhiệm vụ thực hiện cấp bản sao điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử trên Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử.

          Ngày 17/4/2023, Bộ Tư pháp đã triển khai thí điểm sử dụng bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử phục vụ liên thông TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ liên thông, giảm bớt thời gian tác nghiệp của cán bộ cơ sở khi giải quyết TTHC, hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, giảm thời gian, chi phí sao chụp, thiết lập hồ sơ so với thực hiện các thủ tục đơn lẻ, tạo thuận lợi hơn cho người dân.

          Để từ đó, việc triển khai 02 nhóm TTHC liên thông “Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí” được thống nhất thực hiện trên toàn quốc từ ngày 10/7/2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ. Đồng thời, để thống nhất về nội dung, hình thức, bảo đảm giá trị pháp lý, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

           Ngày 30/6/2023, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh đề nghị chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, bố trí trang thiết bị cần thiết để thực hiện ký số bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử (USB ký số); tổ chức tập huấn trực tuyến cho các địa phương về nghiệp vụ triển khai 02 nhóm TTHC liên thông nói trên.

          3. Về triển khai số hóa sổ hộ tịch và đăng ký hộ tịch trực tuyến

          Theo thống kê, đến nay đã có 49 tỉnh/thành phố đã thực hiện số hóa sổ hộ tịch, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên 32 triệu dữ liệu hộ tịch; đã rà soát, đối chiếu, phê duyệt chuyển vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc gần 11 triệu dữ liệu; hiện còn khoảng 60 triệu dữ liệu cần số hóa. Đây là thách thức lớn đối với ngành Tư pháp trong thời gian tới.

          Đến nay, 63/63 tỉnh/thành phố đã triển khai đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trực tuyến và kết nối liên thông dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp, giúp dữ liệu được đồng bộ, thống nhất, giảm thời gian tác nghiệp cho công chức làm công tác hộ tịch. Bộ trưởng Bộ tư pháp đã ban hành quy trình giải quyết TTHC: đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến tại Quyết định số 309/QĐ-BTP ngày 10/3/2023;…

          Hội nghị nêu bật những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế còn đang là thách thức, tiềm ẩn nguy cơ ảnh ảnh đến tiến độ triển khai các nhiệm vụ, như:

  • Nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL để triển khai Đề án 06 rất rộng và phức tạp với khối lượng văn bản cần rà soát lớn, đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ, kịp thời của các bộ, ngành, địa phương trong nghiên cứu, đánh giá rà soát và xử lý văn bản QPPL
  • Khó khăn  trong việc cấp bản điện tử Giấy khai sinh và Trích lục khai tử phục vụ liên thông 02 nhóm TTHC là hạ tầng kỹ thuật, kết nối hệ thống chưa thực sự đồng bộ, thông suốt; nhu cầu thực tế của người dân chưa cao, kỹ năng nộp hồ sơ trực tuyến của người dân chưa thành thạo, công chức phải hỗ trợ hoặc thậm chí làm thay cho người dân.
  • Việc xây dựng và kết nối cơ sở dữ liệu ở một số địa phương còn chậm, chưa chủ động và quyết liệt, việc phối hợp giữa các sở/ngành (Công an, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông và Văn phòng ủy ban) còn nhiều bất cập và hạn chế.
  • Khó khăn về nguồn lực trong bối cảnh khối lượng nhiệm vụ được giao ngày càng tăng, nội dung ngày càng khó, không có cán bộ chuyên trách mà chủ yếu kiêm nhiệm đã ảnh hưởng đến công tác tham mưu, triển khai, thực hiện.

Để hoàn thành các mục tiêu của Đề án 06 trong thời gian tới, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện 06 nội dung trọng tâm, gồm:

(1) Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động về tầm quan trọng của Đề án 06 và nhiệm vụ chuyển đổi số của toàn ngành.

(2) Tổ chức pháp chế các bộ, ngành và Sở Tư pháp các tỉnh cần phát huy trách nhiệm trong tham mưu và chủ trì thực hiện rà soát, xử lý VBQPPL, đáp ứng yêu cầu triển khai Đề án 06 và thực hiện Luật Giao dịch điện tử theo hướng dẫn của Tổ công tác Thủ tướng Chính phủ về rà soát Văn bản QPPL.

(3) Tập trung bám sát hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện Quy trình liên thông 02 nhóm TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh, khai tử. Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng, kỹ thuật, bố trí trang thiết bị cần thiết để thực hiện ký số bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử; tiếp tục tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức Tư pháp – Hộ tịch và các công chức, viên chức có liên quan đến thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông nói trên. Tổ chức triển khai Đề án “Thí điểm liên thông dữ liệu cấp Giấy khai sinh, Giấy báo tử, thông tin tử vong để thực hiện TTHC đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử trên môi trường điện tử” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

(4) UBND các tỉnh sớm hoàn thành việc công bố TTHC thực hiện tại địa phương theo yêu cầu của Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp DỊCH VỤ CÔNG .

(5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp hướng dẫn người dân trong việc nhận thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong xu thế mới. Tăng cường huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người dân thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

(6) Cần có giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện Đề án 06 tại đơn vị, địa phương phù hợp với tình hình triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả nhất. Quan tâm, động viên kịp thời đối với nguồn nhân lực này để khích lệ tinh thần, trách nhiệm đối với quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

                                                                                                          NTV

 

 
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam
Triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới năm 2023
Khánh Hòa: Ban hành Quy chế khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Vòng thi hòa giải viên giỏi khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ tổ chức tại Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới lần thứ Hai năm 2023 cho cán bộ lãnh đạo
Tỉnh Khánh Hòa tổ chức thành công Hội thi Hoà giải viên giỏi năm 2023
Kiểm tra tình hình thực Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Triển khai 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 
Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình năm 2023 trên địa bàn tỉnh
Tuyên truyền đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Khánh Hòa: Công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa, ban hành mới lĩnh vực luật sư, công chứng, thừa phát lại, đấu giá tài sản
Khánh Hòa: Triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình
Hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông thuộc Đề án 06
Hội Công chứng viên tỉnh Lâm Đồng và Hội công chứng viên tỉnh Khánh Hoà: Phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng năm 2023.
Tỉnh Khánh Hòa: Triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ngăn chặn tình trạng săn bắt chim yến trái phép, quản lý nuôi chim  yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa: Tổ chức thành công hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023
Tỉnh Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá các chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PCI, PAPI năm 2022 và bàn giải pháp tiếp tục cải thiện các chỉ số đánh giá của tỉnh

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1772300