(Ảnh minh hoa. Nguồn: Internet)
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (văn bản số 3683/VPCP-PL ngày 24/5/2023 v/v công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023); các kiến nghị tại Báo cáo số 132/BC-BTP ngày 16/5/2023 của Bộ Tư pháp, theo đó UBND tỉnh đã có văn bản số 7107/UBND-NC ngày 18/7/2023, yêu cầu:
1. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các nội dung sau:
- Quán triệt định hướng, tinh thần yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật, “Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh về nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật; Công văn số 13017/UBND-NC ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 22/10/2021 của Văn phòng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; Công văn số 7716/UBND-NC ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh v/v triển khai thực hiện Công văn số 301/TTg ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 324/STP-XDVB ngày 19/3/2021 của Sở Tư pháp v/v hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản QPPL để đảm bảo tính pháp lý, thống nhất, đồng bộ, phù hợp, kahr thi của văn bản, tránh mâu thuẫn, chống chéo, cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản.
- Thường xuyên gắn kết chặt chẽ hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để kiểm soát, nâng cao chất lượng văn bản QPPL đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục quan tâm kiện toàn, đầu tư, bố trí nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ và các điều kiện đảm bảo khác tương xứng với tầm quan trọng của các công tác nêu trên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm đã được quy định để đảm bảo việc xây dựng, ban hành văn bản phải có cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc báo cáo, kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn (nhất là các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương).
- Chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ, của UBND tỉnh về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực.
- Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội (theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030).
- Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm các văn bản có quy định trái pháp luật đã phát hiện, kết luận qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và các văn bản có quy định trái pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận (nếu có).
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019-2023 theo đúng quy định, chất lượng đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.
- Rà soát, cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác văn bản QPPL trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê kết quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.
2. Sở Tư pháp được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, kết luận, xử lý văn bản QPPL; theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nội dung nêu trên, kịp thời báo cáo, đề xuất, tham mưu triển khai thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Minh Thanh