Những quy định mới về chứng thực
Ảnh: Cán bộ Bộ phận một cửa UBND huyện Cam Lâm đang hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch
Bộ trưởng Bô Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03-3-2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16-02-2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (gọi là Thông tư số 01). Thông tư số 01 có nhiều điểm mới so với quy định trước đây, cụ thể:
1- Cơ quan thực hiện chứng thực có trách nhiệm lưu trữ giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký.
Văn bản pháp luật trước đây quy định, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch có trách nhiệm lưu 01 (một) bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực theo một trong hai hình thức: hoặc tiến hành chụp lại từ giấy tờ, văn bản đã chứng thực để lưu trữ hoặc do người yêu cầu chứng thực cung cấp (nếu cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không có phương tiện để chụp).
Thông tư số 01 quy định chỉ có một hình thức, cụ thể khoản 2 Điều 5 quy định “Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực có trách nhiệm tự chụp lại giấy tờ, văn bản đã chứng thực để lưu.”
2- Xử lý giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật
Các văn bản trước đây mới chỉ quy định về giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực, không quy định việc xử lý văn bản chứng thực sai quy định. Thông tư số 01 đã bổ sung nội dung này.
Cụ thể, Điều 7 quy định, đối với các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này thì không có giá trị pháp lý.
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực sai quy định đối với giấy tờ, văn bản do Phòng Tư pháp chứng thực. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực sai quy định đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực. Sau đó phải đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh.
3- Chỉ có 4 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền
Điểm d, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015 quy định về việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền, tuy nhiên chưa có quy định rõ trường hợp nào được và trường hợp nào không được chứng thực nên việc thực hiện trong thực tế đôi lúc còn lúng túng, nhận thức của người thực hiện chứng thực nhiều nơi không thống nhất. Điều