05/03/2019 01:02        

Tìm hiểu về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại

Tìm hiểu về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại



1. Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp luật khác.

2. Thẩm quyền:
Theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau đây:
- Không lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; bác, chú, cô, cậu,dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông , bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Không lập vi bằng các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư, trái đạo đức pháp luật.
- Không lập vi bằng các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp. Không lập vi bằng để chứng minh tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính.
- Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.
- Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.
- Không lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để mua bán nhà đất dưới bất cứ hình thức nào.
- Không lập vi bằng các trường hợp bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
- Các “tài liệu chứng minh” kèm theo vi bằng phải được Thừa phát lại thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.

3. Phạm vi lập vi bằng:
Thừa phát lại của các tổ chức thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

4. Giá trị của vi bằng:
- Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
- Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, vi bằng do Thừa phát lại lập không phải là văn bản công chứng, chứng thực và không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực; vi bằng chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật, diễn ra mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

5. Thủ tục lập vi bằng:
- Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng.
- Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc soạn thảo vi bằng nhưng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến và chịu trách nhiệm về vi bằng do mình lập.
- Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng
 
UBND tỉnh Khánh Hoà: Tổ chức Hội nghị giới thiệu văn bản luật mới cho cán bộ chủ chốt của tỉnh lần thứ Nhất năm 2019
Phiếu lý lịch tư pháp số 1, 2 sẽ có tem chống giả
Khối thi đua Nội chính tỉnh: Ký giao ước thi đua năm 2019
Hội Luật gia tỉnh Khánh Hoà: Tổ chức Hội nghị BCH tỉnh hội lần thứ2 - năm 2019
Từ ngày 1/4/2019: Không dùng tiền mặt nộp thuế và lệ phí cho cơ quan Hải quan
Cải cách hành chính huyện Khánh Vĩnh - những thành tựu nổi bật trong năm 2018
Cải cách hành chính huyện Khánh Vĩnh - những thành tựu nổi bật trong năm 2018
Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường
Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường
Tìm hiểu về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại
UBND tỉnh Khánh Hòa: Tổng kết hoạt động Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh năm 2018
Khánh Hòa tăng cường quản lý đối với hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản, lâm sản và kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 02/2019 như: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH, Điều kiện để chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc...
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Kết quả nổi bật ngành Tư pháp Khánh Hòa năm 2018
Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội thẩm nhân dân tỉnh năm 2018
Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1647755