05/03/2019 01:02
|
Tìm hiểu về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại
Tìm hiểu về chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại
1. Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp luật khác.
2. Thẩm quyền: Theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau đây: - Không lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; bác, chú, cô, cậu,dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông , bà, bác, chú, cậu, cô, dì. - Không lập vi bằng các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư, trái đạo đức pháp luật. - Không lập vi bằng các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp. Không lập vi bằng để chứng minh tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính. - Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng. - Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng. - Không lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để mua bán nhà đất dưới bất cứ hình thức nào. - Không lập vi bằng các trường hợp bị cấm khác theo quy định của pháp luật. - Các “tài liệu chứng minh” kèm theo vi bằng phải được Thừa phát lại thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.
3. Phạm vi lập vi bằng: Thừa phát lại của các tổ chức thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
4. Giá trị của vi bằng: - Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. - Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, vi bằng do Thừa phát lại lập không phải là văn bản công chứng, chứng thực và không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực; vi bằng chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật, diễn ra mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
5. Thủ tục lập vi bằng: - Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng. - Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc soạn thảo vi bằng nhưng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến và chịu trách nhiệm về vi bằng do mình lập. - Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng
|
|
|
|
|
|