19/02/2019 03:42
|
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 02/2019 như: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH, Điều kiện để chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc...
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 02/2019 như: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH, Điều kiện để chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc...
ảnh minh họa
Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ 2019 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Từ ngày 01/01/2019, tiền lương tháng đã đóng BHXH với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2016 trở đi, người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định… được điều chỉnh theo công thức: Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng. Trong đó, mức điều chỉnh của các năm 2016; 2017; 2018 và 2019 lần lượt là 1,07; 1,04; 1,00 và 1,00. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2019, áp dụng từ ngày 01/01/2019.
Điều kiện để chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc Chính phủ đã có Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Theo đó, chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau: - Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan; - Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống… Chứng từ giấy được chuyển thành điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống thông tin, hoặc nội dung của chứng giấy được chuyển thành dữ liệu để lưu vào hệ thống thông tin. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/02/2019.
Không có nợ xấu 2 năm liên tiếp được vay vốn đầu tư ra nước ngoài Thông tư 36/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/02/2019, quy định cụ thể về điều kiện vay vốn để đầu tư ra nước ngoài, gồm: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự; nếu khách hàng là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có 02 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn; - Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép; - Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng. Mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Đã có lộ trình chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip Lộ trình này được bổ sung tại Thông tư 41/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Lộ trình chuyển đổi được quy định như sau: - Đến 31/12/2019, ít nhất 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; - Đến 31/12/2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa; Trong thời gian chuyển đổi, tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục,
|
|
|
|
|
|