28/11/2017 23:31        

Hỗ trợ đột xuất về nhà ở cho người có hoàn cảnh khó khăn

Hỗ trợ đột xuất về nhà ở cho người có hoàn cảnh khó khăn

Nội dung câu hỏi:
Xin cho biết các quy định của Nhà nước trong việc hỗ trợ những trường hợp nhà cửa, tài sản bị hư hỏng do bão lụt gây ra đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình hộ nghèo?
(Câu hỏi của bạn Hoài Linh)

Ý kiến tư vấn: 
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã có các quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội.
Các quy định về trợ giúp xã hội đột xuất, gồm có: hỗ trợ lương thực; hỗ trợ người bị thương nặng; hỗ trợ chi phí mai táng; hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác; hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất. 
Việc hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở trong trường hợp đột xuất được quy định cụ thể như sau:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.
Trong trường hợp trên, hộ gia đình cần có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để được xem xét hỗ trợ.
Chính phủ cũng quy định rõ trách nhiệm của cấp Trưởng thôn về việc lập danh sách các trường hợp cần hỗ trợ, tổ chức họp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để bình xét; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan ở địa phương như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xem xét, giải quyết hỗ trợ. 

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng
 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 95303