30/06/2017 14:00        

Yêu cầu trưng cầu giám định không được Tòa án chấp nhận?

Yêu cầu trưng cầu giám định không được Tòa án chấp nhận?

Nội dung câu hỏi:
(Câu hỏi của bạn Lê Thiện)
Nguyên đơn đưa ra tài liệu là bản viết tay, có chữ ký của các bên. Tôi cho rằng trong số đó có chữ ký là giả mạo. Tôi đã yêu cầu Tòa án cho giám định tài liệu này nhưng phía tòa không thuận. Tôi có thể làm gì trong trường hợp này?

Ý kiến tư vấn:
Khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp (trừ các trường hợp được luật quy định khác về nghĩa vụ chứng minh). Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự. 
Quy định về xác định chứng cứ, Bộ luật tố tụng dân sự ghi nhận Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 
Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự về xác minh, thu thập chứng cứ ghi nhận: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.”. 
Khoản 1 Điều 102 của Bộ luật này về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định quy định: “1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.”.
Như vậy, yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định là quyền của đương sự khi tham gia tố tụng. Trong trường hợp đã yêu cầu mà không được Tòa án chấp nhận thì đương sự có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Với chứng cứ bị tố cáo là giả mạo, được Luật ghi nhận: 
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định. 

(Luật sư Nguyễn Thiện Hùng)

 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 533522