Hưởng ứng Tháng hành động quốc tế về Dân số năm 2013 và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26 tháng 12 năm 2013 với chủ đề “Già hóa dân số - Những thách thức trong chăm sóc người cao tuổi”:
DÂN SỐ GIÀ – THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC.
Theo tổng điều tra dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 65 tuổi trở lên) trong dân số đã tăng nhanh từ khoảng 4,7% vào năm 1989 tăng lên 5,8% vào năm 1999 và 6,6% vào năm 2009. Nếu tính theo độ tuổi 60 trở lên, thì tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2% dân số năm 1989, 8,2% vào năm 1999 và 9,4% vào năm 2007. Cũng theo tổng điều tra dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 chỉ số già hóa cũng tăng nhanh, từ 18% năm 1989 lên 24% năm 1999 và đạt 36% năm 2009. Theo tổ chức Y tế thế giới, một đất nước có trên 10% người cao tuổi trên 60 tuổi được coi là một đất nước có dân số già, như vậy theo số liệu phân tích qua các năm cho thấy, xu hướng già hóa dân số ở nước ta diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong ba thập kỷ qua và Việt Nam đang đứng ở ngưỡng cửa của sự già hóa dân số.
Ảnh minh họa.
Tuổi thọ người dân Việt Nam tăng cao là kết quả tổng hòa từ những thành tựu vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian qua; đặc biệt, đó là thành tựu của chương trình DS-KHHGĐ được thực hiện hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nước ta, nhất là khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn này với tốc độ nhanh chóng trong khi các điều kiện về tiềm lực kinh tế, an sinh xã hội còn chưa được chuẩn bị kỹ càng, đời sống vật chất của người cao tuổi còn nhiều khó khăn.
Đối với công tác chăm sóc sức khỏe những thách thức của dân số già đó là:
Thứ nhất là gánh nặng “bệnh tật kép”: Một mặt phải tiếp tục giải quyết các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và tai biến sinh kỳ; mặt khác phải đương đầu với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây truyền trong điều kiện hệ thống chăm sóc sức khỏe còn thiếu thốn; “gánh nặng bệnh tật kép” này sẽ đe dọa các nguồn ngân sách vốn đã eo hẹp của quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như nước ta.
Thứ hai là nguy cơ tàn phế: Ở đất nước đang phát triển như nước ta, bệnh mãn tính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tàn phế và giảm chất lượng sống. Khả năng sống độc lập của người cao tuổi bị đe dọa khi tình trạng tàn phế về thể lực hoặc tâm thần của họ gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.
Thứ ba là nhu cầu cần chăm sóc lớn trong khi điều kiện hỗ trợ còn rất hạn chế: Trong nhiều lý do khiến nhiều người cao tuổi không được khám chữa bệnh, lý do chính là không đủ khả năng kinh tế (45,3%), ngoài ra là các lý do điều kiện đi lại khó khăn (17,3%), điều kiện y tế địa phương không đáp ứng được (16,5%), các lý do khác (20,9%).
Thứ tư là Phụ nữ đối mặt với nhiều nguy cơ khi có tuổi: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lao động nữ tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế tương đối cao song