05/01/2022 09:27        

Những điểm mới nổi bật của 06 Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022

1. Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020    

Luật Bảo vệ môi trường 2020 thay thế Luật Bảo vệ môi trường 2014 với một số điểm mới nổi bật sau đây:

- Không phân loại rác thải có thể từ chối thu gom (khoản 2 Điều 77).

Cụ thể: cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định.

(Trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo điểm c khoản 1 Điều 75).

- Tính giá thu gom rác sinh hoạt theo khối lượng/thể tích (khoản 1 Điều 79).

Theo đó, một trong những căn cứ để tính toán giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân là dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

- Bổ sung đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường (Điều 29)

Cụ thể: đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án đầu tư nhóm I.

Trong đó, dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao được quy định tại khoản 3 Điều 28.

- Quy định về Giấy phép bảo vệ môi trường

Theo Luật mới, nội dung về Giấy phép môi trường được quy định từ Điều 39 đến Điều 49. Cụ thể: có 03 nhóm quy định thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.

Ngoài ra, còn các vấn đề về: nội dung giấy phép môi trường; thẩm quyền cấp giấy phép; căn cứ và thời điểm cấp giấy phép; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; quyền, nghĩa vụ của chủ dự án được cấp giấy phép môi trường; trách nhiệm của các cơ quan cấp giấy phép môi trường…

2. Điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020

So với Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có một số điểm mới nổi bật như sau:

- Sửa đổi nguyên tắc xử phạt hành chính (khoản 2 Điều 1)

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

(Hiện hành, vừa quy định nguyên tắc một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm (Điều 3) vừa quy định vi phạm hành chính nhiều lần là tình tiết tăng nặng (Điều 10)).

- Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như giao thông đường bộ, thủy lợi, kinh doanh bất động sản, báo chí,... được quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (sửa đổi Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012), đơn cử như:

+ Lĩnh vực giao thông đường bộ: mức phạt tối đa 75.000.000 đồng. (Hiện hành là 40.000.000 đồng)

+ Lĩnh vực báo chí: mức phạt tối đa 250.000.000 đồng. (Hiện hành là 100.000.000 đồng)

- Bổ sung thêm nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như: Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

- Bổ sung nhiều lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính tại Điều 64 như: phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

(Hiện hành chỉ áp dụng với lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường).

- Thay đổi đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng tại Điều 90, 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, đơn cử như:

+ Biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn: Bãi bỏ đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

+ Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Bổ sung đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

3. Điểm mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có một số quy định mới nổi bật sau đây:

- Nghiêm cấm thu tiền môi giới của người lao động (khoản 8 Điều 7).

(Hiện nay, Điều 20 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 vẫn cho phép doanh nghiệp thu tiền môi giới của người lao động)

- Khi về nước phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh (điểm g, khoản 2 Điều 6).

- Cho phép các bên thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Điều 5).

(Hiện hành, tại Điều 5 chỉ cho phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng).

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần (điểm g khoản 1 Điều 6).

4. Điểm mới của Luật Biên phòng Việt Nam 2020

Thay thế Pháp lệnh Bộ đội biên phòng 1997, Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có một số quy định mới nổi bật sau:

- Bổ sung chính sách Nhà nước về biên phòng

Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam đưa ra 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng, trong đó bổ sung chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

Ngoài ra, Luật cũng bổ sung nội dung “Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế”. Việc bổ sung này nhằm đảm bảo phù hợp với chính sách của Nhà nước về quốc phòng quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Quốc phòng.

- Về nhiệm vụ biên phòng và nguyên tắc thực thi (Điều 4, 5)

Hiện nay, hoạt động trên biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu có nhiều chủ thể thuộc nhiều Bộ, ngành Trung ương như chính quyền địa phương, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảng vụ, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm dịch, Kiểm ngư, Quản lý thị trường… tham gia vào xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

Bởi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này đang được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành nên Luật Biên phòng Việt Nam chỉ quy định các nhiệm vụ chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng mà không quy định cụ thể cho từng lực lượng.

- Bổ sung các trường hợp hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền như: xung đột vũ trang; xảy ra khủng bố; bắt cóc con tin; khi có đề nghị hoặc thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới về việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới (khoản 1 Điều 11).

- Bổ sung chính sách được ưu tiên giao đất ở khi có nhu cầu đối với Bộ đội biên phòng khi đáp ứng đủ điều kiện:

+ Có thời gian từ 05 năm trở lên;

+ Có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo.

5. Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021 có những mới sau:

- Thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê 2015 bằng Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê sửa đổi 2021.

- Phụ lục Danh mục mới có 21 nhóm với 230 chỉ tiêu và một số nội dung được bổ sung như:

+ Nhóm 01 (đất đai, dân số) được bổ sung chỉ tiêu: Số vụ ly hôn và tuổi ly hôn trung bình; Tỷ lệ đô thị hóa.

+ Nhóm 02 (Lao động, việc làm và bình đẳng giới) được bổ sung chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức; Tỷ lệ người từ 05-17 tuổi tham gia lao động.

6. Điểm mới của Luật phòng, chống ma túy 2021

Một số điểm mới của Luật phòng, chống ma túy 2021 gồm:

- 04 trường hợp phải đi cai nghiện ma túy bắt buộc:

+ Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị do vi phạm quy định về điều trị nghiện;

+ Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

(Luật phòng, chống ma túy 2000 quy định người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại cấp xã mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).

- Ban hành quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

Trong đó, nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm:

+ Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;

+ Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.

- 04 đối tượng phải thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy

+ Người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý;

+ Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy.

                                                                                                                  BBT

 
Kế hoạch công tác rà soát, hệ hống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định mức phạt mới đối với một số hành vi vi phạm giao thông đường bộ
Tháo gỡ vướng mắc về thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định XPVPHC
Quy định chi tiết việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Những trường hợp hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới lần thứ nhất năm 2022
Ban hành Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030
Hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Sở Tư pháp Khánh Hòa: Tổ chức thành công Hội nghị công chức, viên chức năm 2022
Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp): Tổ chức Hội thảo trực tuyến góp ý tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước
Bộ Tư pháp: Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2022
Khánh Hòa: Tổ chức Lớp bồi dưỡng về kỹ năng chuyên sâu cho đội ngũ Luật sư năm 2021
Sở Tư pháp:  Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp
Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 11/2021
Hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng chống dịch Covid-19” trên mạng xã hội VCNet
Thông điệp phát thanh nhân ngày Tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2021.

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 551667