Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
ảnh minh họa
Nhằm cung cấp thông tin, bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; quá trình xác lập, thực thi chủ quyền; giới thiệu những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam đến cán bộ, giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông (THPT), ngày 29-4-2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban Kế hoạch số 934/KH-STTTT về tổ chức triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2020 tại một số Trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Theo kế hoạch, triển lãm diễn ra vào 02 ngày 28/9 và 01/10 tại Trường THPT Lý Tự Trọng và Trường THPT Hà Huy Tập (thành phố Nha Trang). Triển lãm số được trình chiếu trên 01 màn hình Led (kích thước khoảng 7m2) trong khoảng thời gian 30 phút cho phép người xem hiểu rõ hơn về tư liệu, hiện vật như: Thư tịch, châu bản, bản đồ cổ của Việt Nam; bản đồ các nước phương Tây; bản đồ Trung Quốc; các tư liệu trước năm 1975; các hiện vật trong không gian ảo (mô hình tàu, cáng cứu thương, cột mốc chủ quyền, mô hình tàu Hải đội Hoàng Sa…). Các tư liệu, hiện vật trong triển lãm số được tích hợp các thông tin mô tả bằng âm thanh, văn bản và cho phép người xem tương tác trực tiếp như phóng to, thu nhỏ, góp phần thông tin đến người xem một cách trực quan, rõ ràng nhất. Ngoài ra, cán bộ, giáo viên và học sinh còn được trải nghiệm các ứng dụng công nghệ thông tin thông qua hệ thống máy tính bảng gồm sa bàn số 3D giới thiệu về hệ thống các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, trường Sa. Sa bàn này cho phép mọi người tương tác trực tiếp để tìm hiểu thông tin chi tiết về từng đảo (vị trí, diện tích, các công trình trên đảo…); phần mềm chụp ảnh khoảng khắc Trường Sa cho phép ghi lại những hình ảnh của bản thân, bạn bè cùng cuộc sống, con người tại Trường Sa với các hoạt cảnh, hình ảnh bằng công nghệ số; tích hợp phần mềm trò chơi liên quan đến chủ đề biển, đảo.
Bên cạnh đó, còn tổ chức trưng bày 10 tranh cổ động về chủ quyền biển đảo Việt Nam, khoảng 30 đến 40 tư liệu, bản đồ giới thiệu những bằng chứng lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nội dung trưng bày cụ thể: các tư liệu liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên lục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bộ châu bản của các vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820 – 1841) đến triều Bảo Đại (1926 – 1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng; Bản đồ Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ XVI – XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản đồ xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI – XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI – XX) ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc; Các hình ảnh tư liệu liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa: Trạm khí tượng nằm trên quần đảo Hoàng Sa, đảo Ba Bình được người Pháp xây dựng; cột mốt chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng lên có ghi dòng chữ: “Cộng