20/07/2019 02:57        

Khai thác, sử dụng văn bản hợp nhất trong trường hợp nào?

Khai thác, sử dụng văn bản hợp nhất trong trường hợp nào?

Nội dung câu hỏi: 
Hiện nay trong hệ thống văn bản được đăng tải, công bố có loại văn bản hợp nhất. Xin cho biết đây có là văn bản quy phạm pháp luật không và việc sử dụng thông tin trên văn bản này có thể thay cho sử dụng văn bản gốc được không?
(Câu hỏi của bạn Hoàng Dũng)

Ý kiến tư vấn:
Khi thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội đã đặt ra yêu cầu phải hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. 
Văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dẫn ra hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 4 với 15 khoản được liệt kê không có loại văn bản hợp nhất.
Một văn bản được cơ quan thẩm quyền ban hành, quá trình thực thi do tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội mà có những quy định không còn phù hợp nên cơ quan này đã ban hành văn bản khác để sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản hiện hành. Có văn bản được sửa đổi, bổ sung không chỉ 01 lần. Như vậy với trường hợp văn bản luật không bị sửa đổi, bổ sung thì ta chỉ phải đọc trên 01 văn bản đó, nếu có sửa đổi, bổ sung ta phải đọc cùng lúc nhiều văn bản, cái ban hành lần đầu, cái sửa lần hai, cái sửa lần ba… Việc đó gây thêm khó khăn cho người tra cứu, sử dụng. 
Với nhiệm vụ được Quốc hội giao, năm 2012 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. 
Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung, thông qua một quy trình kỹ thuật do Pháp lệnh quy định, nó không làm thay đổi nội dung của văn bản được hợp nhất.
Cần lưu ý, khi sử dụng, tra cứu các điều khoản của văn bản pháp luật trên văn bản hợp nhất đề phòng trường hợp văn bản hợp nhất có sai sót.
Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật đã lượng định trường hợp này, và quy định rằng: Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong văn bản hợp nhất gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.
Văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên khi dẫn ra một điều luật tại văn bản này ta không nói nó được quy định tại văn bản hợp nhất mà phải nói nó được quy định tại văn bản được sửa đổi, bổ sung.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 535593