Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Hoạt động hòa giải ở cơ sở giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Một mặt, nó giúp cho người dân tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, góp phần hình thành ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, hoạt động hòa giải ở cơ sở giúp hàn gắn các vết rạn nứt hình thành từ các mâu thuẫn, tranh chấp, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, gắn kết cộng đồng, củng cố và phát huy các mối quan hệ xã hội, những giá trị, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, các mâu thuẫn trong dân sớm được xem xét giải quyết thấu tình đạt lý, các bức xúc từ đó mà được xoa dịu, giảm nguy cơ xuất hiện các va chạm, xung đột không đáng có, giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hòa giải ở cơ sở, UBND huyện Khánh Vĩnh đã có nhiều giải pháp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt Luật Hòa giải ở cơ sở và các quy định pháp luật liên quan; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chú trọng lồng
Tổ Hòa giải của xã Khánh Trung đang tiến hành hòa giải
ghép nội dung tuyên truyền pháp luật vào hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân; thường xuyên rà soát, củng cố và kiện toàn các Tổ Hòa giải và đội ngũ Hòa giải viên.
UBND huyện Khánh Vĩnh yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã phát huy vai trò trách nhiệm giải quyết tốt các vụ việc ngay từ cơ sở, đối với các tranh chấp mới phát sinh, những mâu thuẫn có thể dung hòa được thì cần phải xem xét, giải quyết dứt điểm ngay; đối với những mâu thuẫn phức tạp, không thể dung hòa được cần phải có biện pháp xoa dịu, kìm hãm, kiên quyết không để các mâu thuẫn, bất đồng ấy phát triển, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng xấu đến đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực, toàn huyện Khánh Vĩnh có 69 Tổ Hòa giải với 253 Hòa giải viên (trung bình đạt 3,7 người/tổ) gồm những người là Già làng, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ dựa trên kinh nghiệm, uy tín của bản thân, phần lớn họ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Đến nay, huyện đã kiện toàn được 47 Tổ Hòa giải với 232 Hòa giải viên (tinh giảm được 22 Tổ Hòa giải và 21 Hòa giải viên), bình quân mỗi Tổ Hòa giải đạt 05 người/tổ. Chất lượng đội ngũ Hòa giải viên được nâng lên đáng kể; trong 232 Hòa giải viên có 01 Hòa giải viên đạt trình độ chuyên môn Đại học ngành Luật, 162 Hòa giải viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (chiếm tỷ lệ 70%).
Tro