Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý
Vừa qua (22/02/2019), Sở Tư pháp đã tổ chức sinh hoạt Ngày pháp luật tháng 02-2019 với nội dung phổ biến các quy định của Nghị định số 144/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại Sở.
Ảnh
minh họa: Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh
Khánh Hòa đang tham gia bảo vệ quyền lợi cho đối tượng TGPL tại phiên
tòa
Nghị định này gồm có 22 Điều, quy định chi tiết 05 nội dung được giao trong Luật TGPL năm 2017, gồm: điều kiện khó khăn về tài chính của người được TGPL; tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước (gọi tắt là Trung tâm) và Chi nhánh của Trung tâm; chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý và thù lao, bồi dưỡng, chi phí thực hiện vụ việc TGPL cho người thực hiện TGPL; thủ tục thanh toán vụ việc TGPL; thủ tục cấp, thu hồi và cấp lại thẻ cộng tác viên TGPL. Cụ thể như sau:
1- Về điều kiện khó khăn về tài chính của người được TGPL: Điều 2 Nghị định quy định cụ thể điều kiện khó khăn về tài chính của người được TGPL quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật TGPL là người thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
2- Về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm được quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Cụ thể, Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý. Tiêu chuẩn để được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm: “Có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp; Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật”
Việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm phải căn cứ các điều kiện về thành lập Chi nhánh theo quy định của Luật TGPL và dựa vào nhu cầu TGPL dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập, phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Nghị định cũng quy định cụ thể việc xác định các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giao thông không thuận tiện đến Trung tâm TGPL nhà nước để các địa phương có cơ sở áp dụng.
3- Về chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý: Điều 11 quy định Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật và được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề (bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp vượt khung (nếu có) và được cấp trang phục riêng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Về thời gian thực hiện TGPL và thù lao,