10/08/2012 16:34        

Thôi quốc tịch Việt Nam

Thôi quốc tịch Việt Nam

 

a) Trình tự thực hiện:

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, và nộp tại Sở Tư pháp Khánh Hòa (số 3A Hàn Thuyên, Nha Trang)

- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: tiếp nhận và ghi phiếu hẹn.

+  Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ: hướng dẫn công dân bổ túc hồ sơ.

Nhận kết quả giải quyết tại Sở Tư pháp.

 

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật)

 

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ chung:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).     

- Bản khai lý lịch (theo mẫu).

- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp không có Hộ chiếu Việt Nam, giấy chứng minh nhân dân thì nộp một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh (trong trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ); Quyết định cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

-  Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó có quốc tịch nước ngoài.

- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.

- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức, hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghĩ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 05 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghĩa hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam hoặc không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

* Thành phần hồ sơ trong một số trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ sau:

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.

- Giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghĩa hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam hoặc không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

- Trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước, người xin thôi quốc tịch Việt Nam xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền.

* Số lượng: 03 bộ

 

d) Thời hạn giải quyết: 150 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

 

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thụ lý, thẩm tra hồ sơ và trả kết quả giải quyết : Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch : Công an tỉnh;

- Cơ quan xem xét, kết luận và đề xuất giải quyết hồ sơ: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan kiểm tra hoàn tất hồ sơ: Bộ Tư pháp.

- Người trình hồ sơ: Thủ tướng Chính phủ.

- Người xem xét, quyết định giải quyết hồ sơ: Chủ tịch nước.

 

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.

 

h) Lệ phí: 2.500.000 đồng/trường hợp.      

 

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2010- ĐXTQT.1)

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam – dùng cho người giám hộ: (Mẫu TP/QT-2010- ĐXTQT.2)

- Tờ khai lý lịch: (Mẫu TP/QT-2010-TKLL)

 

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.

- Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật 24/2008/QH12 Quốc tịch Việt Nam;

- Nghị định 78/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;

- Thông tư 146/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch;

- Thông tư 08/2010/TT-BTP Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch

- Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

* Thông tin lưu ý: Người xin nhập quốc tịch trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp.

 

 

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1644527