03/08/2017 14:28        

Bộ Tư pháp: Ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Bộ Tư pháp:
Ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngày 28/7/2017, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT - BTP quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/ 2017, gồm một số nội dung chính sau:

1) Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Thông tư quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần và hoạt động của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.Thông tư này áp dụng đối với chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

2) Về điểm số và cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Thông tư xác định cụ thể nội dung thành phần và điểm số cụ thể của 25 chỉ tiêu tiếp cận pháp luật với tổng số điểm là 100 điểm. Đối với chỉ tiêu xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) thì điểm số được xác định theo công thức sau: Số điểm của chỉ tiêu = (Tỷ lệ đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu)/100. 
Tại Phụ lục II của Thông tư có quy định 09 biểu mẫu phục vụ cho việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gồm: (1) Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm; (2) Phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính; (3) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính;(4)Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã; (5) Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (6) Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; (7) Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (8) Danh sách cấp xãchưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (9) Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

(3) Về Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật: Thông tư quy định thành phần, số lượng tối đa thành viên của Hội đồng; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng; cuộc họp Hội đồng và xác định mối quan hệ công tác giữa Hội đồng,thành viên viên Hội đồng và Phòng Tư pháp.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Tư pháp.Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, Công an cấp huyện, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (nếu có). Thư ký Hội đồng là 01 công chức Phòng Tư pháp.Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng tối đa không quá 15 người. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Hội đồng có chức năng tư vấn, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xem xét, đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; trao đổi, đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và việc thực hiện các sáng kiến, giải pháp đó trong phạm vi địa phương và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Thành viên Hội đồng có các nhiệm vụ sau đây: (1) tư vấn, tham gia ý kiến về kết quả đánh giá và đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lĩnh vực được giao quản lý, ý kiến của thành viên Hội đồng là ý kiến của cơ quan, tổ chức nơi công tác; (2) đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tư vấn, tổ chức thực hiện sáng kiến, giải pháp đó; (3) tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng; trường hợp không thể tham dự cuộc họp mà có lý do chính đáng thì phải gửi ý kiến bằng văn bản để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều phối hoạt động chung và triệu tập, chủ trì cuộc họp Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì cuộc hợp và thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt.
Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cuộc họp theo quy định gửi thành viên Hội đồng chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp Hội đồng; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp, bổ sung thông tin, tài liệu cho Hội đồng về các nội dung cần yêu cầu giải trình, bổ sung làm rõ.

4) Về đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã: Đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng bao gồm tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã và đã được trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm đánh giá hoặc năm trước liền kề năm đánh giá.Số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15%trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá. Thông tư cũng quy định trường hợp đối với cấp xã trong năm đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng thực hiện đo lường sự hài lòng về chỉ số cải cách thủ tục hành chính (chỉ số PAR INDEX) thì có thể lồng ghép đánh giá hoặc sử dụng kết quả của chỉ số này để tính điểm chỉ tiêu 5 về “bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính” của Tiêu chí 2.Căn cứ điều kiện thực tế địa phương, việc tổ chức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã bằng hình thức Phiếu lấy ý kiến có thể được thực hiện vào cuối tháng, cuối quý hoặc 06 tháng một lần. Hằng năm, căn cứ quy định về các hình thức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã và điều kiện, yêu cầu thực tế của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể hình thức và thời điểm tổ chức đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể về cách thức tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng, nhiệm vụ của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong thực hiện đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

(5) Việc sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới: Trong trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức đồng thời với đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm đánh giá để xét, đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới. Còn trong trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức trước thời điểm đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm trước liền kề năm đánh giá hoặc sử dụng kết quả của năm đánh giá nhưng phải tuân thủ quy định tại Quyết định số 619/QĐ - TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.

Phòng PBGDPL
 
Phòng Tư pháp Nha Trang: Tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật về Bộ luật Dân sự và Luật báo chí
Khánh Hòa: Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Sở Tư pháp: Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trên địa bàn tỉnh
Tổ chức chương trình “ Hành trình vì Biển Đảo quê hương” tại Đảo Bình Ba, xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
Xã Vạn Khánh: Tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật
Quy định chuyển giao nhiệm vụ Kiểm soát thủ tục hành chính
Đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Phường Ninh Hà tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” năm 2017
UBND tỉnh Khánh Hoà: Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021.
Tại Nha Trang: Tập huấn phổ biến kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế 2017
Ban tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2017 ban hành Thể lệ cuộc thi
TP.Nha Trang: Tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên cơ sở năm 2017.
Sở Tư pháp Khánh Hòa: Triển khai “Điểm truy cập Internet, hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4”
TAND tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân
Phường Ninh Giang (thị xã Ninh Hòa) bổ sung sách pháp luật cho Tủ sách pháp luật các tổ dân phố.
Phường Ninh Hà tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ hòa giải cơ sở năm 2017
6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông
UBND thành phố Cam Ranh tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại huyện Khánh Vĩnh.
UBND phường Ninh Giang(thị xã Ninh Hòa) tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại 07 tổ dân phố.

  • Cạn lời
    27/05/2024
    Một bà tâm sự với bạn: - Cả tháng nay tôi cứ lải nhải nhắc ông chồng là nhà tắm cần phải sửa.
  • Hèn gì…
    27/05/2024
    Hai ông bạn tám chuyện với nhau: - Tôi đố ông, vì sao ông nào sang Singapore tham quan cũng khoái chụp ảnh bên con sư tử đang phun nước cả?
  • Chơi chiêu
    27/05/2024
    Đến nhà chơi, thấy vợ bạn dịu dàng chăm sóc bạn chứ không cộc cằn như mọi khi, người nọ hỏi nhỏ: - Nè, ông làm gì mà bả nay cưng ông thế?
Số lượt truy cập: 730457