Quốc hội thông qua Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi)
Bước vào những ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội tập trung cho công tác lập pháp, xem xét thông qua nhiều dự án Luật quan trọng. Trong phiên họp toàn thể tại Hội trường sáng ngày 20/6, dưới sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) với 458/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành chiếm 93,28% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) gồm các nội dung: người được trợ giúp pháp lý; quy định hỗ trợ thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý; tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, qua thảo luận, nhiều ý kiến nhất trí với quy định tại Điều 7 dự thảo Luật về người được trợ giúp pháp lý. Có ý kiến đề nghị rà soát quy định về trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân của hành vi mua bán người cho thống nhất với các luật có liên quan. Có ý kiến đề nghị bổ sung một số đối tượng được trợ giúp pháp lý như: người thuộc hộ cận nghèo là người bị hại, người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo đó, diện người được trợ giúp pháp lý trong dự thảo Luật đã bao quát và mở rộng hơn nhiều so với Luật hiện hành, tăng từ 7 nhóm (theo Chính phủ trình) lên 14 nhóm người được trợ giúp pháp lý theo những nguyên tắc đã báo cáo Quốc hội, thể hiện đúng bản chất của trợ giúp pháp lý của Nhà nước, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và cũng đã được đa số các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội tán thành. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp tục mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý đối với tất cả trẻ em khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý; người dân tộc thiểu số “cư trú” mà không chỉ là “thường trú” ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với những người chưa được quy định trong Luật này thì vẫn có thể được các tổ chức luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ pháp lý “miễn phí” theo quy định của pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật; khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung những người này vào Luật Trợ giúp pháp lý.
Liên quan đến quy định về Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà