Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính
Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Qua tổng kết thực tiễn 06 năm thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, quy định của Luật LLTP hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu theo quy định của Luật LLTP còn chưa thuận tiện cho người dân, bất cập trong thực tiễn. Do vậy, Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (Dự thảo Luật sửa đổi) và đang lấy ý kiến rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Hình ảnh: Người dân đến làm thủ tục cấp Phiếu LLTP tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không cấp cho cá nhân
Khoản 2, Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định “trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp”. Quy định này đã gây nhiều khó khăn cho cá nhân, đặc biệt là công dân đi du học, công tác xa nơi đăng ký thường trú, người nước ngoài, làm mất nhiều thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Đồng thời, thực tế giải quyết yêu cầu cấp Phiếu LLTP cho thấy, cá nhân yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 chủ yếu do yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng tới quyền được pháp luật bảo đảm bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp và chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích. Vì vậy, Dự thảo Luật sửa đổi (điểm b khoản 2 Điều 41) quy định theo hướng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện Kiểm sát), không cấp cho cá nhân. Theo đó, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP.
Đa dạng hóa phương thức nộp hồ sơ và cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung hình thức Phiếu LLTP dưới dạng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử và phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến (khoản 2 Điều 41); bổ sung quy định về hình thức nộp hồ yêu cầu cấp Phiếu LLTP (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến) . Với quy định này, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các phương thức phù hợp để yêu cầu Sở Tư pháp hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thời hạn cấp Phiếu LLTP được rút ngắn
Điều 48 Luật LLTP năm 2009 quy định thời hạn cấp Phiếu LLTP không quá 10 ngày. Trường hợp công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện