Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Chỉ thị về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh
Thời gian gần đây tại các địa phương của cả nước và tỉnh Khánh Hòa, vấn nạn về bạo lực và xâm hại trẻ em đang ngày càng gia tăng gây căm phẫn và bức xúc trong dư luận xã hội. Hậu quả của hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, ảnh hưởng đến tinh thần, đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.
Trước thực trạng và tác hại nghiêm trọng đến trẻ em nói trên, ngày 16/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Nhằm triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/6/2017, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện một số nội dung nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm thiểu các tổn hại về thể chất và tinh thần do các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em.
Hình minh họa
Chỉ thị yêu cầu Sở Lao động –Thương binh và Xã hội - cơ quan được giao trách nhiệm chủ trì trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là việc phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức Chính trị- xã hội các tổ chức xã hội thực hiện tốt quy trình tiếp nhận xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và triển khai theo thẩm quyền việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện việc đôn đốc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời giao trách nhiệm cho Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan truyền thông của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các biện pháp để đảm bảo việc phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm thiểu các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
Hình minh họa
Để nâng cao hiệu qủa công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, Chỉ thị cũng đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp hành động thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, bảo đảm việc xử lý dứt điểm không để tồn đọng các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đồng thời tăng cường giám sát việc