Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2017 – 2020
Ngày 3/4/2017, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số: 883/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2017 – 2020.
Theo kế hoạch đề ra 7 nhóm mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu trọng tâm như: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp Ủy đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 từ 15% trở lên, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 từ 30% trở lên. Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 45% trở lên cho mỗi giới. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2020. Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 112 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái năm 2020. Đến năm 2020, 80% sản phẩm văn hóa, thông tin được kiểm soát, loại trừ các yếu tố định kiến giới. Đến năm 2020 đạt 45% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2020 có 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định nội dung có liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới….
Ảnh minh họa
Để thực hiện tốt các mục tiêu cũng như chỉ tiêu đề ra, Kế hoạch cũng đề ra các giải pháp cụ thể: Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị trong việc bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, trong các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch và những kỳ tiếp theo. Tăng cường các nguồn lực cho các trường, trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh và các địa phương trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả những chính sắc đặc thù cho 1 số nhóm đối tượng….
Theo Kế hoạch này, các hoạt động phải phong phú và đa dạng như: Lồng ghép giới trong thực hiện các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực của ngành, địa phương đang thực hiện. Nâng cao hoạt động truyền thông và nhận thức về bình đẳng giới. Thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu về bình đẳng giới. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện về bình đẳng giới. Xây dựng mô hình hỗ trợ bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc, mô hình hỗ trợ nữ công nhân tại các khu công nghiệp. Huy động nguồn lực. Giám sát đánh giá.
Trong đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện rà soát để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ban hành cho phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, đánh giá việc lồng ghép vấn đ