25/01/2016 15:14        

Trẻ em khuyết tật được nhận đích danh làm con nuôi

Trẻ em khuyết tật được nhận đích danh làm con nuôi

* Câu hỏi:
Luật nuôi con nuôi có cho phép người nước ngoài được nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trong đó có trẻ em là người khuyết tật. Xin cho biết cụ thể những trường hợp nào được coi là khuyết tật để được hưởng quy định này? Ngoài trường hợp khuyết tật, các trường hợp khác được nhận đích danh?
Trịnh Hồng Quang (thị xã Ninh Hòa)

* Ý kiến tư vấn:
Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi được Quốc hội ban hành năm 2010, về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Việc nhận con nuôi đích danh, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi được Chính phủ quy định tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, ngày 21-3-2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, gồm: trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
Trong trường hợp không có đủ căn cứ để xác định trẻ em là khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Người khuyết tật đối với trẻ em khuyết tật hoặc của chuyên gia y tế đối với trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Trẻ em thuộc diện kể trên đây, nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, thì được miễn thủ tục thông báo tìm gia đình thay thế và thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng


 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 112590