Hội thảo triển khai thông tư bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Ngày 7-8-2014, tại TP. Nha Trang, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức hội thảo triển khai thông tư quy định nghĩa vụ bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Đại diện lãnh đạo các Sở Tư pháp, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố phía Nam đã về tham dự hội thảo. Bà Đỗ Hoàng Yến - Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp và ông Đỗ Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo bà Đỗ Hoàng Yến cho biết, một trong những mục tiêu mà Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư hướng tới là sự chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng hoạt động ngành nghề luật sư, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư Việt Nam nhằm phục vụ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế. Hiện nay cả nước có hơn 9.000 luật sư, 63 Đoàn luật sư, chất lượng đội ngũ luật sư ngày càng được nâng cao, rất nhiều tổ chức hành nghề luật sư và cá nhân các luật sư có trinh độ chuyên môn tốt. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ luật sư chưa đồng đều và toàn diện. Chính vì vậy, chế định mới đặt ra yêu cầu đội ngũ luật sư có nghĩa vụ phải thường xuyên rèn luyện và tham gia bồi dưỡng pháp luật hàng năm để nâng cao chất lượng nghề nghiệp của mình cũng như cập nhật các kiến thưc pháp luật.
Quang cảnh hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe Cục Bổ trợ tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản của Thông tư số 10/2014/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; vai trò của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, luật sư trong việc triển khai thông tư; cũng như thảo luận những nội dung cần triển khai trong thời gian tới. Theo Thông tư, luật sư có trách nhiệm tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và được lựa chọn nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực hành nghề của mình. Cụ thể, thời gian tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ làm việc/năm). Việc thực hiện bồi dưỡng phải bảo đảm các nguyên tắc: cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư; bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng. Luật sư không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như: khiển trách; cảnh cáo; tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 12 tháng. Cùng với việc chấp hành hình thức kỷ luật, luật sư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng của năm đó vào năm kế tiếp.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, luật sư được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong thời hạn một năm, trong trường hợp do yêu cầu điều trị dài ngày tại cơ sở