Văn bản khai nhận di sản thừa kế
a) Trình tự thực hiện:
* Đối với tổ chức, công dân: Nộp hồ sơ nêu yêu cầu công chứng.
* Đối với cơ quan hành chính(Phòng Công chứng)
Công chứng viên xem hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ tiến hành công chứng trong ngày làm việc.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ Công chứng viên hướng dẫn bổ sung, khi đầy đủ tiến hành công chứng.Gửi công văn niêm yết tại UBND xã, phường (nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế hoặc nơi có di sản thừa kế)
- Trường hợp hồ sơ phức tạp công chứng viên viết phiếu hẹn.
- Trường hợp không hợp lệ Công chứng viên trả hồ sơ và thông báo lý do.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở PCC hoặc ngoài trụ sở PCC đối với các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, người bị tạm giam, người đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến Phòng Công chứng.
c) Hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế tự soạn thảo hoặc yêu cầu Phòng Công chứng soạn thảo theo mẫu;
- Giấy chứng tử của người chủ sở hữu tài sản;
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản của người đã chết;
- Giấy khai sinh của người ở hàng thừa kế có liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản.
- Giấy chứng minh nhân dân người khai nhận di sản.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết:
- Hồ sơ bình thường không quá hai ngày làm việc kể từ khi hoàn tất thủ tục niêm yết tại UBND xã, phường;
- Hồ sơ phức tạp không quá mười ngày làm việc kể từ khi hoàn tất thủ tục niêm yết tại UBND xã, phường;
đ) Đối tượng thực hiện: cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Công chứng viên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công chứng.
g) Kết quả thực hiện: Văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng.
h) Yêu cầu, điều kiện: Không
i) Lệ phí:
Mức thu trên giá trị giao dịch:
- Dưới 100.000.000 đồng mức thu lệ phí là 100.000 đồng ;
- Từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch ;
- Từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng ;
- Từ trên 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp) ;
(theo Thông tư liên tịch Bộ tài chính – Bộ tư pháp số 91/2008/TTLT/BTC-BTP ngày 17 tháng 10 năm 2008.)
k) Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28/11/2003 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/07/2004.
- Luật nhà ở được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 (đã được sửa đổi , bổ sung đến năm 2009).
- Bộ luật dân sự được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/07/2006.
- Luật Công chứng được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/07/2007.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 của Chính phủ qui đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
- Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ tài chính và Bộ Tư pháp.
l) Mẫu yêu cầu công chứng:(Mẫu số 01/PYC), (Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT)
- Mẫu phiếu hẹn: (Mẫu số 02/PH),(Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT)