Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan. Tạo được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã thành lập 1.887 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 488 cơ sở tư vấn, 192 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, 129 cơ sở y tế khám, chữa bệnh và tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình…
Nhờ có biện pháp can thiệp, hỗ trợ, các vụ bạo lực gia đình xảy ra được sự can thiệp của chính quyền địa phương: đã thực hiện tốt công tác tư vấn, hòa giải, đưa ra góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư: 1.189 người/1.295 vụ (chiếm tỷ lệ 92%); số nạn nhân bị bạo lực gia đình được tư vấn: 850 người/1.259 vụ (chiếm 66%); số người gây bạo lực gia đình được tư vấn: 896 người/1.295 vụ (chiếm 69%); 9 vụ bạo lực gia đình phải xử lý hình sự và đưa ra tòa xét xử 7 vụ; UBND cấp xã ra quyết định xử phạt hành chính 29 trường hợp, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc 19 trường hợp; 614 nạn nhân bạo lực gia đình đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc về y tế; 850 nạn nhân bạo lực gia đình và 896 người gây bạo lực gia đình được tư vấn.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Từ năm 2009 đến thời điểm 6 tháng năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.295 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực thân thể 863 vụ, bạo lực tinh thần 307 vụ, bạo lực tình dục 5 vụ, bạo lực kinh tế 120 vụ. Nạn nhân bị bạo lực gia đình chủ yếu là đối tượng yếu thế như: phụ nữ 1.140 vụ (chiếm tỷ lệ 88%), người cao tuổi 49 vụ và trẻ em là 95 vụ. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở những nguyên nhân: tính gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến giới và bất bình đẳng trong gia đình; khó khăn về kinh tế thường gây ra áp lực, căng thẳng dẫn tới mâu thuẩn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; ảnh hưởng của nhiều yếu tố xấu tác động từ bên ngoài, sự suy giảm các giá trị văn hóa truyền thống, các tệ nạn xã hội như rượu, cờ bạc, ma túy; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật ở một số bộ phận dân cư chưa cao, nhất là một số vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số hủ tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ hoàn toàn… Bên cạnh đó, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa đầy đủ. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa nghiêm minh, thiếu kiên quyết, vì vậy bạo lực vẫn tiếp tục xảy ra mà không được ngăn chặn kịp thời… Ngoài ra, tâm lý chung của nạn nhân bị bạo lực gia đình là chưa mạnh dạn tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng nên số nạn nhân đến các cơ sở hỗ trợ hoặc địa chỉ tin cậy ở cộng đồng còn quá ít so với số vụ bạo lực gia đình đã xảy