Công bố các Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết của Quốc hội
Ngày 14/12, thừa lệnh của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước công bố tới báo giới 9 luật, 3 Nghị quyết của Quốc hội và 1 Pháp lệnh vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, khóa XIII.
Họp báo công bố các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh.
Chín luật được công bố gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật Hợp tác xã; Luật Xuất bản; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật sửa đổi bố sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật Dự trữ quốc gia và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Ba Nghị quyết gồm: Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Cuối cùng là Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Tại buổi công bố, đại diện các Bộ, ngành là cơ quan soạn thảo các văn bản pháp luật trên cũng giới thiệu những nét chính của các Luật, Nghị quyết và Pháp lệnh.
Ông Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Thanh tra Chính phủ) cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm đối với những đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập.
Đồng thời bổ sung một số lĩnh vực cần phải được công khai, minh bạch như trong lĩnh vực văn hóa, thông tin; nông nghiệp và nông thôn; thực hiện chính sách an sinh xã hội; chính sách dân tộc… đồng thời đã chỉnh lý lại, quy định rõ, cụ thể hơn về các lĩnh vực phải công khai, minh bạch của Luật hiện hành.
Đối với Luật Thủ đô, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho biết Luật này cho phép Hà Nội được phép áp dụng mức tiền phạt cao hơn, nhưng không qua 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng ở nội thành trong 3 lĩnh vực: văn hóa, đất đai, xây dựng.
Nhằm tạo điều kiện xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, Hà Nội được huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, quy định mức phân bổ ngân sách cao hơn cho Thủ đô và được sử dụng các khoản thu ngân sách trung ương vượt dự toán.
Đối với Luật Luật sư, tăng thời gian đào tạo nghề và rút ngắn thời gian