Từ 1-1-2013, việc thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện có hiệu lực
Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13-3-2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2012. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa đăng một số vấn đề liên quan đến Quỹ bảo trì đường bộ để bạn đọc tham khảo.
Ảnh minh họa.
Câu hỏi 1: Tại sao phải thành lập Quỹ bảo trì đường bộ?
Trả lời: Đường bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong quá trình khai thác, sử dụng, đường bộ cần phải được bảo trì theo yêu cầu kỹ thuật. Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã quan tâm bố trí vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 40% nhu cầu quản lý bảo trì đối với hệ thống quốc lộ và khoảng 20 - 30% nhu cầu quản lý bảo trì đối hệ thống đường bộ địa phương. Do vậy phải thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để huy động thêm nguồn từ người sử dụng đường bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
Câu hỏi 2: Cơ sở pháp lý của việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ?
Trả lời: Việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ theo quy định tại Điều 49 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Trong đó quy định nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ (trừ đường chuyên dùng và đường được đầu tư xây dựng từ kinh phí ngoài ngân sách). Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở trung ương và địa phương.
Câu hỏi 3: Đối tượng nộp phí Quỹ bảo trì đường bộ là những ai?
Trả lời: Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13-3-2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi