Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích
Một trong những giải pháp đột phá trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính được các bộ, ngành, địa phương áp dụng trong những năm gần đây là triển khai “Chuyển phát hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính”. Để triển khai đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước, ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg quy định về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Hình ảnh: minh họa
Theo đó, có 03 hình thức để tổ chức, cá nhân lựa chọn khi thực hiện thủ tục hành chính qua dịchvụ bưu chính công ích: Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nếu lựa chọn hình thức thứ 3 thì tổ chức, cá nhân hoàn toàn không phải trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước mà thông qua Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để thực hiện thủ tục hành chính. Do vậy, Quyết định 45/2016/QĐ-TTg quy định rất rõ ràng, chặt chẽ quy trình nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cũng như trách nhiệm của Doanh nghiệp bưu chính. Theo đó, Doanh nghiệp phải bảo đảm chất lượng dịch vụ: An toàn, ổn định, tin cậy, chính xác, thường xuyên, kịp thời trong việc thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.Trường hợp hồ sơ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng trong quá trình chuyển phát của nhân viên bưu chính (do lỗi của doanh nghiệp) mà không thể khôi phục được thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải có trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả đã gây ra và chịu mọi chi phí phát sinh trong việc xin cấp lại hồ sơ, giấy tờ. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.Giá cước dịch vụ bưu chính do Bộ Thông tin vàTruyền thông quy định, được công khai tại các điểm phục vụ bưu chính và trên trang tin điện tử của doanh nghiệp cung ứng bưu chính công ích. Ngoài ra, Quyết định cũng quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải công bố, công khai danh mục thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích để tổ chức, cá nhân biết; kịp thời xử lý hành vi vi phạm của công chức, viên chức, người lao động: Làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chậm trễ trong việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần phải tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng tiếp nhận hồ sơ, thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho nhân viên bưu chính thuộc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích nhằm đảm bảo nhân viên bưu chính hoàn thành tốt vai trò trung gian của mình, thật sự làm cho cơ quan nhà nước tin tưởng và tổ chức, cá nhân hài lòng.
Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định này đã tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính kh