Bộ Tư pháp: Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III
Thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016; góp phần thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; ngày 28/3/2016, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III (kèm theo Quyết định số 500/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) với một số nội dung cụ thể như sau:
1) Về đối tượng tham dự Hội thi
- Hòa giải viên được bầu và công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở đã đạt giải cao tại Hội thi Hòa giải viên giỏi của địa phương hoặc hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu của địa phương được lựa chọn đại diện cho tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự Hội thi toàn quốc.
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn 01 đội thi, gồm 03 thành viên, trong đó 01 người làm đội trưởng. Riêng phần thi tiểu phẩm, các đội thi có thể huy động những người khác tham gia các vai phụ (không phải vai hoà giải viên).
(Hình chỉ mang tính minh hoạ - Nguồn: Internet)
2) Quy định về các vòng thi
Hội thi được tổ chức 2 vòng: Sơ khảo và chung khảo.
a) Vòng sơ khảo: Được tổ chức theo 03 khu vực
- Khu vực I: Gồm 26 đội thi của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hò