Các cơ quan, đơn vị và cá nhân bằng hành động cụ thể tổ chức và tham gia thực hiện tốt nhất Ngày pháp luật năm 2014 ở Khánh Hòa
Ngay sau khi đất nước ta giành được độc lập, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và xây dựng chính quyền vững mạnh là phải tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội và phải ban hành Hiến pháp.
Ảnh minh họa.
Chính vì vậy mà chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Với chủ trương đúng đắn và sáng suốt, tinh thần quyết đoán và chớp thời cơ đó, ngày 8.9.1945, trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 14 - SL về việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để Quốc hội làm bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 10.11.1945 bản Dự thảo Hiến pháp đã được đăng trên báo Cứu quốc để cho “tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập hiến của nước nhà, để mọi người được đọc kỹ và tự do bàn bạc phê bình”. Qua nhiều buổi thảo luận rất sôi nổi về những điều trong Dự thảo, Ngày 9.11.1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hiến pháp năm 1946
Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian hơn 1 năm (02.9.1945 - 9.11.1946), trong những tháng ngày chế độ mới còn rất non trẻ lại ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc, song dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm được bản Hiến pháp dân chủ, phản ánh rõ thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và tuyên bố với thế giới là nước Việt Nam đã độc lập, thống nhất, mọi người dân Việt Nam đều có quyền tự do và bình đẳng trước pháp luật, đoàn kết phấn đấu xây dựng và bảo vệ đất nước tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại.
Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và chính thức lấy ngày 09 tháng11 hàng năm, ngày Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Hiến pháp 1946, đạo luật cơ bản đầu tiên của nước ta làm “Ngày pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (gọi tắt là Ngày pháp luật) nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội; đây là d