Công tác giảm nghèo bền vững đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng
Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác giảm nghèo, triển khai nhiệm vụ và định hướng sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách giảm nghèo thời gian tới diễn ra vào chiều 23/4/2014. Tại điểm cầu Khánh Hòa, ông Nguyễn Duy Bắc– Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ông Nguyễn Duy Bắc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị đầu cầu Khánh Hòa
Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 cho biết: Trong những năm qua, hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn. Người nghèo tiếp cận được đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Giai đoạn 2006- 2010, đã có 6,8 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân 8,8 triệu đồng/lượt/hộ, đạt 103,3% kế hoạch. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai ở 218 xã thuộc 35 tỉnh với 27.566 hộ tham gia…Giai đoạn 2011-2012, ngân sách Nhà nước đã bố trí 22.303 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo, người DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi, hộ cận nghèo, HSSV. Hỗ trợ 12.475 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực GD&ĐT. Ngân sách Trung ương bố trí 2.213 tỷ đồng để đào tạo nghèo cho LĐNT và hỗ trợ các huyện nghèo XKLĐ…Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2013, cả nước đã có 621 nghìn hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, doanh số cho vay trên 11.471 tỷ đồng, dư nợ đạt 41.649 tỷ đồng; 389 nghìn hộ nghèo được vay vốn với doanh số 7.199 tỷ đồng, dư nợ 7.109 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của chương trình giảm nghèo năm 2013 là 5.031,27 tỷ đồng… Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp và huy động các nguồn lực, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 7,8% (năm 2013)…
Năm 2014, cả nước đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,8% xuống còn 5,8- 6%. Quốc hội, Chính phủ bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là 6.242 tỷ đồng, Chương trình 30a 3.036,2 tỷ đồng, Chương trình 135 là 3.129,8 tỷ đồng, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo 32 tỷ đồng, Dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá 20 tỷ đồng. Để thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra 5 nhiệm vụ,