Nhận lưu giữ di chúc
a) Trình tự thực hiện:
* Đối với tổ chức, công dân: Nộp hồ sơ nêu yêu cầu công chứng.
* Đối với cơ quan hành chính (Phòng Công chứng)
Công chứng viên xem hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ tiến hành công chứng trong ngày làm việc.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ Công chứng viên hướng dẫn bổ sung, khi đầy đủ tiến hành công chứng.
- Trường hợp hồ sơ phức tạp công chứng viên viết phiếu hẹn.
- Trường hợp không hợp lệ Công chứng viên trả hồ sơ và thông báo lý do.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở PCC hoặc ngoài trụ sở PCC đối với các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, người bị tạm giam, người đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến Phòng Công chứng.
c) Hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu
- Tờ di chúc đã được công chứng mà người lập di chúc có yêu cầu gửi giữ;
- Toàn bộ hồ sơ có liên quan đến di chúc như:
+ Chứng minh nhân dân của người lập di chúc;
+ Giấy tờ có liên quan đến tài sản ghi trong nội dung di chúc;
+ Giấy chứng nhận kết hôn nếu là tài sản chung của vợ chồng;
+ Một số giấy tờ khác có liên quan như : Giấy chứng tử, giấy ly hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân;
+ Tên người đến Phòng Công chứng khai nhận di chúc sau này.
- Người yêu cầu lưu giữ di chúc : nhận giấy chứng nhận có ghi ngày tháng của cơ quan công chứng cấp đế sau này đến khai nhận di chúc.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết:
- Hồ sơ bình thường không quá hai ngày làm việc.
- Hồ sơ phức tạp không quá mười ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện: cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Công chứng viên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công chứng.
g) Kết quả thực hiện: Bản di chúc đã được công chứng và lưu giữ tại kho lưu trữ của Phòng công chứng.
h) Yêu cầu, điều kiện: Không
i) Lệ phí: 100.000 đ( Một trăm ngàn đồng)
k) Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/07/2006.
- Luật Công chứng được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/07/2007.
- Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
- Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính Phủ có hiệu lực ngày 01/04/2001.
- Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ tài chính và Bộ Tư pháp.
l) Mẫu yêu cầu công chứng:(Mẫu số 01/PYC), (Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT)
- Mẫu phiếu hẹn: (Mẫu số 02/PH),(Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT)