Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2013
Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đại học; hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; 2 trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2013.
|
Ảnh minh họa |
Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đại học
Theo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 10/12/2013, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Giảng viên được kéo dài thời gian làm việc nếu có các điều kiện: Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.
Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2013, đối với người tham gia các khoá học nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Đối với người tham gia các khoá học nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định nêu trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề