09/12/2011 08:34        

Từ một vụ nhờ đứng tên nhà đất: Bài học từ việc “lách” luật!


Từ một vụ nhờ đứng tên nhà đất:
Bài học từ việc “lách” luật!


Nhu cầu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam là rất cao. Tuy nhiên pháp luật hiện nay vẫn hạn chế đối tượng Người Việt nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Vì thế, để lách luật, những người này phải nhờ người thân bạn bè ở Việt Nam đứng tên mua nhà, đất. “Cơm lành, canh ngọt” thì không sao nhưng nếu có trục trặc thì hậu quả thật khó lường …


Vợ chồng ông Chung Thạch Biên, Chung Thị Kim Anh là Việt kiều Canada. Vì tuổi đã lớn, ông bà muốn trở về Việt Nam sinh sống và tạo điều kiện cho các con làm việc tại quê hương. Vì thế ông bà có ý định về Việt Nam tìm mua nhà đất. Khi tìm hiểu pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, ông tự thấy mình không thuộc diện được mua nhà, đất nên thông qua sự tư vấn của người thân, bạn bè ông tìm cách “lách luật” bằng cách nhờ người khác đứng tên. Năm 2005, qua sự giới thiệu của một người bạn, ông làm quen với vợ chồng  Cao Thiện Thanh và Trần Thị Mỹ đang làm nghề môi giới địa ốc. Mới gặp nhau họ đã dũng lời ngon, lẽ ngọt để làm ông bà xiêu lòng. Khi đã có lòng tin của ông bà và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ, cặp “cáo già” này nói rằng Việt Nam đã cho Việt kiều mua nhà, đất tại Việt Nam và họ có khả năng chạy giấy tờ. Tin tưởng, vợ chồng ông Bi bà Oanh đồng ý mua 2 lô đất tại đường Phạm Văn Đồng và một căn nhà tại đường Sư Vạn Hạnh, Vĩnh Hải đồng thời nhờ vợ chồng Thanh-Mỹ đứng tên. Việc thỏa thuận hai bên làm giấy tay với nhau. Sau đó, ông Biên bà Anh bắt đầu chuyển tiền về cho vợ chồng Thanh-Mỹ để mua đất. Sau đó, họ còn chuyển tiền về để nhờ vợ chồng Thanh-Mỹ quản lý việc xây nhà trên lô đất 100m2 ở đường Sư Vạn Hạnh theo thiết kế và nhà thầu mà ông Bi thỏa thuận trước. Từ 2005, ông Biên bà Anh chuyển tiền về nhiều đợt. Tổng cộng là 330 ngàn đô la Canada và 500 triệu đồng có giấy tờ chứng minh.


Thế nhưng, khi ông ông Biên bà Anh về Việt Nam thì vợ chồng Thanh-Mỹ lại cho hay họ chưa thể làm thủ tục sang tên vì luật pháp Việt Nam chưa thay đổi. Thực ra, thì lúc này, pháp luật đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam nhưng cũng hạn chế về đối tượng cũng như loại nhà. Khi ông ông Biên bà Anh yêu cầu sang tên cho một người cháu ở Việt Nam thì vợ chồng Thanh-Mỹ tìm mọi cách để trì hoãn và đến nay vẫn chưa chịu làm. Hơn nữa, khi ông Biên bà Anh đến xem căn nhà tại Sư Vạn Hạnh thì thấy ngôi nhà xây sai hoàn toàn so với thiết kế, đơn vị xây dựng cũng không phải là Công ty mà ông Biên đã ký hợp đồng. Hỏi ra thì vợ chồng Thanh-Mỹ nói thời điểm đó là do giá vật liệu tăng nên phải có thay đổi và đưa bảng chi phí gần gấp rưỡi so với chi phí ông Biên đồng ý trước đó. Dựa vào đó, vợ chồng Thanh-Mỹ đòi phải có phần trong ngôi nhà đó và nghiễm nhiên ở tại căn nhà này.


Khi sự việc đã đến lúc căng thẳng, vợ chồng Thanh-Mỹ thì không sang tên lại tài sản, đất đai còn vợ chồng ông Bi bà Oanh cũng “hết cửa” vì bên Canada cũng bị xiết nhà (vì đã thế chấp lấy tiền gửi cho vợ chồng Thanh-Mỹ) nên hai bên lại tìm cách mới để giải quyết vấn đề. Năm 2007, hai bên lập một hợp đồng vay nợ có công chứng, trong đó ông Biên bà Anh cho vợ chồng Thanh-Mỹ vay 4,8 tỷ đồng (tương đương với số tiền mà họ đã gửi cho vợ chồng Thanh-Mỹ) không lãi suất nhưng trên thực tế là không có việc cho vay để vợ chồng Thanh-Mỹ sang tên nhà đất cho một người cháu ông Biên bà Anh.


Sau đó, do không được sang tên, ông Biên bà Anh quyết định tố cáo với cơ quan chức năng hành vi chiếm đoạt tài sản của vợ chồng Thanh-Mỹ. Làm việc với cơ quan chức năng, vợ chồng Thanh-Mỹ cho rằng số tiền mà vợ chồng Bi, Oanh chuyển cho họ năm 2005 là thực hiện theo thỏa thuận vay được lập năm 2007(?). Vì chưa thể làm rõ được vấn đề này nên hồ sơ phải chuyển đến cơ quan Công an.


Trường hợp của ông Biên bà Anh cũng không phải là hiếm vì nhu cầu mua nhà cửa Việt kiều là rất lớn. Nhưng đây rõ ràng là một trường hợp “cơm không lành, canh không ngọt” dẫn đến sự tranh chấp. Chưa đủ cơ sở để kết luận ai đúng ai sai trong sự việc này song xét cho đúng lý thì đây là tranh chấp về dân sự, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án. Tuy nhiên trong khi luật pháp Việt Nam chưa công nhận thì các cá nhân cần phải nghiêm túc chấp hành pháp luật, không nên mua bán, sang nhượng theo kiểu “mượn đầu dê nấu cháo” như vậy. Điều đó tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp rất cao. Cho dù có bằng chứng là hai bên có thỏa thuận việc đứng tên hộ với nhau nhưng pháp luật Việt Nam không thừa nhận những giao dịch trái pháp luật. Cho nên nếu có tranh chấp thì sẽ rất khó xử lý và thiệt hại bao giờ cũng là người bỏ tiền ra để nhờ người khác đứng tên. Đây là bài học đắt giá cho những ai còn muốn “lách luật”.

 

LÊ MINH

 
Quy định mới về phụ cấp công vụ.
TP.Nha Trang: Ban hành kế hoạch phổ biến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Đề nghị bạn đọc góp ý dự thảo Luật Hòa giải cơ sở.
Phổ biến, giáo dục pháp luật ở thị xã Ninh Hòa năm 2011: Hình thức phong phú, kết quả khả quan.
Khánh Hòa: Triển khai thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường.
TP. Nha Trang: Hội nghị tập huấn công tác hộ tịch và chứng thực
UBND tỉnh: Triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2012.
Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Khối thi đua Tư pháp cấp huyện: Phấn đấu đạt tỉ lệ 90% số vụ hòa giải thành trong năm 2012.
Tổ Hòa giải Xuân Tự 2 (Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa): Hiệu quả từ việc kết hợp hài hoà giữa lý và tình
* Khánh Hòa: Chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng.
* Khi dân hiểu luật, họ sẽ ủng hộ chính quyền
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa và Sở Tư pháp tỉnh A-ta-pư (CHDCND Lào): Ký kết bản ghi nhớ về quan hệ hữu nghị và hợp tác giai đoạn 2011 - 2015.
* Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề luật sư
* Người có "duyên" với công tác hòa giải
* Hoạt động tương trợ tư pháp: Ngày càng đi vào hiệu quả

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 571193