Ngày Pháp luật mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc
Trên thế giới hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình.
Ở Việt Nam, việc Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật lựa chọn ngày ban hành đạo luật cơ bản đầu tiên là Hiến pháp năm 1946 (ngày 09/11/1946) làm Ngày Pháp luật là dấu mốc lớn góp phần vào tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Giới thiệu văn bản pháp luật mới.
Hiến pháp năm 1946 được biết đến là một di sản hiến định, là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, thấm đẫm tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với cách đặt vấn đề như vậy thì Ngày Pháp luật là một ngày có ý nghĩa lịch sử trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Chúng ta cũng đều biết rằng, một trong những tiêu chí quan trọng của Nhà nước pháp quyền là phải tuân thủ pháp luật. Nhà nước đó không phải là Nhà nước của cá nhân. Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực tối cao. Hiến pháp mở lối cho phương pháp mới quản lý đất nước (xưa nói là cai trị) bằng pháp luật.
Trước khi có Hiến pháp năm 1946, ngay từ tác phẩm “Việt Nam yêu cầu ca” năm 1922, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự cần thiết phải có Hiến pháp. Tác phẩm này đã nêu lên một triết lý chính trị thâm thúy: Hiến pháp là tiền đề của pháp quyền, có Hiến pháp mới có pháp quyền. Do đó, yêu cầu về Hiến pháp cũng có nghĩa là yêu cầu về pháp quyền. Vì một nền pháp quyền không thể không có Hiến pháp. Đó là lí do tại sao Hồ Chí Minh gắn Hiến pháp với pháp quyền:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành