Tất cả vì tình tương thân tương ái trong thôn xóm.
“Bất kể là ngày hay đêm, cứ có mâu thuẫn xảy ra là tụi tui có mặt ngay lập tức để giải quyết, hàn gắn bất hòa, giữ tình đoàn kết, tương thân tương ái trong thôn”. Ông Trịnh Dậu, Tổ trưởng Tổ Hòa giải thôn Phú Cang 1 (xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh) tâm sự về công việc “Thổi tù và hàng tổng” của mình và các thành viên trong Tổ.
Thôn Phú Cang 1 có 354 hộ với 1783 khẩu, 80% dân trong thôn sinh sống bằng nông nghiệp, số còn lại làm dịch vụ và buôn bán nhỏ nên nhìn chung, đời sống của người dân địa phương còn nhiều khó khăn. Là thôn thuần nông nên những mâu thuẫn như chồng nhậu nhẹt say xỉn về có tiếng nặng tiếng nhẹ với vợ, chồng mang nặng tư tưởng phong kiến nên gia trưởng trong dạy dỗ con cái, rồi mâu thuẫn do xả nước thải làm ảnh hưởng hàng xóm hay mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp lối đi…diễn ra khá phổ biến.
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan mật thiết, gần gũi với cuộc sống của người dân ở cơ sở như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…luôn được xã quan tâm, chú trọng. Thông qua việc tập huấn nhóm nòng cốt, qua tổ chức Hội nghị triển khai và duy trì đều đặn việc phát hàng ngày nội dung văn bản pháp luật mới, những câu hỏi – đáp pháp luật về những tình huống thường xảy ra trong đời sống của người dân qua hệ thống loa truyền thanh của xã nên người dân trong thôn, đặc biệt là chị em phụ nữ có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật. “Họ đã biết quyền của mình đến đâu, và khi bị bạo hành trong gia đình, bị chèn ép trong cuộc sống là họ có ý kiến ngay. Phần lớn mâu thuẫn phát sinh trong thôn liên quan đến hôn nhân gia đình” Ông Dậu khẳng định.
Ông Trịnh Dậu (bên phải) đang trao đổi công việc với cán bộ Tư pháp xã tại nhà riêng
Với quan niệm hòa giải kịp thời để đem lại sự bình yên trong thôn xóm, do vậy, khi có vụ việc “ồn ào” xảy ra, dù có đơn trình báo của một trong các bên mâu thuẫn hay do người không có liên quan đến báo tin thì ngay lập tức, Tổ huy động người đến “hiện trường” kịp thời thực hiện nhiệm vụ.
Nhờ vậy, người dân trong thôn rất tin tưởng vào hoạt động của Tổ. Mỗi khi thấy có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, họ liền báo tin cho Tổ biết. Số vụ việc Tổ thụ lý giải quyết thông qua tin báo của người dân chiếm tỉ lệ khá cao trong tổ số vụ giải quyết hàng năm. Cụ thể, năm 2010, Tổ thụ lý, giải quyết 10 vụ việc thì chỉ có 4 vụ có đơn của các bên mâu thuẫn; năm 2011 có 4 vụ có đơn trong tổng số 7 vụ thụ lý, giải quyết; năm 2012 có 2 vụ có đơn trong tổng số 7 vụ thụ lý. Trong các mâu thuẫn, tranh chấp diễn ra từ năm 2010 đến 2012, có 6 vụ liên quan đến mâu thuẫn cá nhân, 9 vụ thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình, 4 vụ thuộc lĩnh vực môi trường và 5 vụ thuộc tranh chấp đất đai.
Ông Dậu cho biết, khi nhận