31/01/2022 20:15        

Một số chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 02/2022

(Ảnh minh họa- Nguồn: Internet)

1. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng

Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 15/02/2022, trong đó quy định những người có công với cách mạng như thương binh, bệnh binh… sẽ được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức:

- Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước.

- Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất).

- Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng.

- Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

- Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng.

Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Tăng giờ làm thêm tối đa với lao động thời vụ từ ngày 01/02/2022

 

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

Theo đó, giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:

- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.

(Hiện hành, Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH quy định không quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ).

- Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.

(Hiện hành quy định không quá 32 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ).

Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định về số giờ làm việc theo tuần hoặc theo tháng, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư 18/2021.

Như vậy, so với hiện hành, Thông tư 18/2021 điều chỉnh tăng giờ làm thêm đối với lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

3. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2022

 

Thông tư 24/2021/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu năm 2022, có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 đến hết 31/12/2022.

Theo đó, số lượng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu năm 2022 được quy định như sau:

- Đối với trứng gà (mã số hàng hóa là 0407.21.00 và 0407.90.10); trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa là 0407.29.10 và 0407.90.20); loại khác (mã là 0407.29.90 và 0407.90.90): 63.860 tá.

- Đối với muối (mã hàng hóa là 2501): 80.000 tấn (Số lượng tạm phân đợt 1 năm 2022).

- Đối với thuốc lá nguyên liệu (mã hàng hóa là 2401): 65.156 tấn.

Về đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.

- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.

- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá do Bộ Công thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá điếu.

4. Bãi bỏ một số khoản lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao từ 01/02/2022

 

Thông tư 113/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 264/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao áp dụng tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

Theo đó, bãi bỏ một số khoản lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao như sau:

- Bãi bỏ mức thu lệ phí bổ sung, sửa đổi hộ chiếu (hiện hành mức thu là 15 USD/quyển);

- Bãi bỏ mức thu lệ phí cấp giấy thông hành (hiện hành mức thu cấp mới là 20 USD/quyển, cấp lại do để hỏng hoặc mất là 40 USD/quyển).

- Bãi bỏ mức thu lệ phí cấp Giấy xác nhận đăng ký công dân (hiện hành quy định mức thu là 5 USD/bản).

Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung phí đăng ký kết hôn như sau:

- Đăng ký kết hôn là 70 USD/vụ việc.

- Đăng ký lại kết hôn là 120 USD/vụ việc.

(So với hiện hành, sửa đổi đơn vị tính phí đăng ký kết hôn từ: 70 USD/bản thành 70 USD/vụ việc kết hôn).

5. Yêu cầu chức danh Di sản viên hạng I phải có bằng thạc sĩ

 

Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.

Theo đó, bổ sung chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I, trong đó tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp viên chức Di sản viên hạng I bao gồm:

- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.

Đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I phải đáp ứng yêu cầu:

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II hoặc tương đương:

+ Đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình NCKH cấp Bộ, ngành trở lên trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt; hoặc

+ Đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 cuộc sưu tầm, khai quật khảo cổ, trưng bày quy mô quốc gia và quốc tế.

Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 05/02/2022.

 6. 04 trường hợp đi xuất khẩu lao động không phải nộp tiền dịch vụ

 

Có hiệu lực từ ngày 01/02/2022, Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định tương đối chi tiết về khoản tiền dịch vụ mà người đi xuất khẩu lao động phải nộp khi sang làm việc tại một số thị trường lao động.

Theo đó, có 04 trường hợp người lao động không phải nộp khoản tiền này gồm:

- Sang Nhật Bản làm thực tập sinh kỹ năng số 3 (trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý).

- Sang Nhật Bản làm lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc Thực tập sinh kỹ năng số 3 đủ điều kiện tiếp nhận sang lao động kỹ năng đặc định).

- Sang Malaixia làm giúp việc gia đình.

- Sang các nước Tây Á làm giúp việc gia đình.

Trong khi đó, nếu sang Nhật Bản làm lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định; sang Đài Loan làm hộ lý và y tế tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão; sang Hàn Quốc làm thuyền viên đánh cá gần bờ thì người lao động phải nộp tiền dịch vụ bằng 0,7 tháng tiền lương cho mỗi hợp đồng 12 tháng, và tối đa 01 tháng lương cho mỗi hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Nếu sang Đài Loan làm người chăm sóc bệnh nhân tại gia đình, giúp việc gia đình, làm nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ thì mức phí này là 0,4 tháng lương cho mỗi hợp đồng 12 tháng và tối đa 01 tháng lương cho mỗi hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

 

7. Cán bộ được trở lại vị trí công tác khi có kết luận không tham nhũng

 

Nghị định 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ  sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực từ ngày 15/02/2022, theo đó quy định mới liên quan đến hoạt động phòng, chống tham nhũng.

Trước đây, Nghị định 59 năm 2019 quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu khi:

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; hoặc

- Hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Tuy nhiên, đến Nghị định 134, Chính phủ chỉ quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng. Cho dù hết thời gian tạm đình chỉ, tạm chuyển công tác mà chưa có kết luận là không tham nhũng thì cũng vẫn không được trở lại vị trí công tác cũ.

                                                                                                (BBT tổng hợp)

 
UBND tỉnh Khánh Hòa: Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa: Ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước năm 2022.
UBND tỉnh Khánh Hòa: Ban hành kế hoạch đối thoại với Thanh niên năm 2022
Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
Nhiều chính sách bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022 Hướng dẫn mới về chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nuôi và thủy sản nuôi
Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường tuyên truyền phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật
UBND tỉnh Khánh Hòa: Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã
UBND tỉnh Khánh Hòa: Triển khai thực hiện Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH
UBND tỉnh Khánh Hòa: Mức hỗ trợ về chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh
Hội nghị tổng kết công tác Hội thẩm Nhân dân cấp tỉnh năm 2021          
Đại hội Hội Công chứng viên tỉnh Khánh Hoà 
UBND huyện Diên Khánh: Tổ chức trao giải Cuộc thi Xây dựng video clip tuyên truyền pháp luật năm 2021
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2021
Sở Tư pháp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2021
Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp): Tổ chức tập huấn thí điểm cho giảng viên nguồn về kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
Kế hoạch về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 Đến năm 2025, Khánh Hòa nằm trong nhóm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu về chuyển đổi số.
Quy định mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động
Kế hoạch Phát động phong trào thi đua Hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1646147