Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đó là một trong những nội dung nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho Hội Luật gia Việt Nam trong thời gian tới.
Trong bước triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW về tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, ngày 18-8-2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung ương Hội Luật gia Việt Nam để nghe và giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Hội.
Hội nghị tổng kết Chỉ thị 56-CT/TW của Bộ Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận và hoan nghênh những kết quả mà Hội Luật gia đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đánh giá cao vị trí, vai trò của Hội Luật gia là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đã góp phần tích cực cùng hệ thống chính trị hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động chung của đất nước. Hội đã tập hợp rộng rãi đội ngũ các luật gia tham gia tổ chức hội, hoạt động vì mục đích góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ đường lối, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trên diễn đàn pháp lý quốc tế, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã đặt ra yêu cầu đối với Hội để làm tốt các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia xây dựng chính sách pháp luật; hoạt động tư vấn phấp luật, trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở; tư vấn giải quyết khiếu nại và tăng cường hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của Hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật của công dân. Hội cần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến cơ sở, tham gia tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Cùng với nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội cần huy động trí tuệ và lực lượng, không chỉ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật mà còn cần chủ động đề xuất sáng kiến xây dựng pháp luật. Đối với công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cần hướng tới các đối tượng chính sách, những người nghèo và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện để các đối tượng này được tiếp cận nhiều hơn với các văn bản pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật. Với tư cách là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Hội cần phát huy tốt nhất khả năng của mình trong hoạt động tư vấn để phát huy vai