26/10/2019 23:38
|
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi mua nhà ở xã hội
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi mua nhà ở xã hội
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người, tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng để mua cho mình một ngôi nhà, nhất là tại các thành phố lớn. Nhà ở xã hội trở thành một giải pháp cho người thu nhập thấp, nhưng để mua được một căn nhà ở xã hội thì người dân còn phải đối mặt với những rủi ro như: Mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán, ký hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi, dự án chậm tiến độ, thanh toán vượt tiến độ…để tránh những rủi ro, người mua cần biết và lưu ý một số vấn đề pháp lý sau:
Thứ nhất, đối tượng, điều kiện và hình thức hỗ trợ nhà ở xã hội. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức (1)… Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ: Để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (được mua) thì phải thỏa mãn 03 điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập (2). Ví dụ: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Ảnh minh họa: Dự án nhà ở xã hội.
Hình thức thực hiện hưởng chính sách hỗ trợ: Có nhiều hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội; hỗ trợ giao đất ở có miễn, giảm tiền sử dụng đất; hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định (3). Như vậy, về bản chất nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Do là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước nên chỉ một số đối tượng đồng thời thỏa mãn những điều kiện nhất định thì được hưởng những hình thức hỗ trợ về nhà ở xã hội. Ví dụ: anh A là công chức thuộc tỉnh K (đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ). Anh A chưa có nhà, có đăng ký thường trú tại K, có mức lương 5.000.000 đồng (thỏa mãn các điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ). Vậy anh A được hưởng chính sách hỗ trợ bằng việc giải quyết cho mua một căn nhà ở xã hội và được hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi.
Thứ hai, điều kiện mở bán nhà ở xã hội. Việc mở bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai phải tuân thủ các điều kiện sau đây: Đã có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật và có Giấy phép xây dựng; Đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng và hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ bản như giao thông, cấp thoat nước, điện sinh hoạt..; Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán (4). Như vậy, có một loại giấy tờ mà người mua nhất định phải kiểm tra trước khi quyết định mua nhà ở xã hội đó là thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán.
Thứ ba, trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội (5). Bước 1: Chủ đầu tư cung cấp các thông tin liên quan đến dự án để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án. Bước 2: Trước khi thực hiện việc bán, Chủ đầu tư báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán và thời điểm bắt đầu bán để Sở Xây dựng biết và kiểm tra. Bước 3: Trên cơ sở các thông tin đã được công bố, hộ gia đình,
|
|
|
|
|
|