24/08/2012 08:20        

Phát động phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Phát động phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

 

Vừa qua (16/8/2012), Sở Tư pháp Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 1480/KH-STP về Phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Kế hoạch được ban hành nhằm mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động tư pháp phục vụ tích cực, hiệu quả sự nghiệp xây dựng nông thôn mới; chủ động phối hợp các cấp, các ngành tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích, thu hút các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động tư pháp cơ sở, bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm ở nông thôn, giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội, để thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

Theo Kế hoạch, toàn ngành Tư pháp Khánh Hòa tiếp tục đổi mới, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” gồm 7 nội dung cụ thể sau:

1- Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành nghề về quan điểm, chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

2- Chủ trì xây dựng, thẩm định, tham gia xây dựng 100% các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được giao; nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; tích cực phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới và các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới.

3- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Qua công tác này, kiến nghị, đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, rào cản về cơ chế, chính sách, pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, giải phóng sức lao động, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực của nhân dân và doanh nghiệp vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

4- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn cấp xã theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX); Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016, giải quyết kịp thời và dứt điểm những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong các cụm dân cư, thôn, làng, bản, ấp, xóm…, tạo sự chuyển biến cơ bản ý thức chấp hành chính sách, pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Với các chỉ tiêu cụ thể sau:

* Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

- Giai đoạn 2012-2015: Phấn đấu phổ biến 80% trở lên các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới và các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, người dân ở nông thôn; Phấn đấu 80% trở lên các xã được tiếp cận pháp luật thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí, tài liệu pháp luật, phương tiện truyền thông, hòa giải ở cơ sở, định kỳ phổ biến pháp luật cơ sở, câu lạc bộ pháp luật…

- Giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu 95% trở lên các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cán bộ, người dân nông thôn được tuyên truyền, phổ biến; Phấn đấu 90% trở lên các xã được tiếp cận pháp luật thông qua Trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí, tài liệu pháp luật, phương tiện truyền thông, hòa giải ở cơ sở, định kỳ phổ biến pháp luật cơ sở, câu lạc bộ pháp luật…

*Về công tác hòa giải cơ sở:

- Giai đoạn 2012-2015: Phấn đấu 95% hồ sơ công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa”, “thôn  văn hóa”, “làng văn hóa”, “ấp văn hóa”, “bản văn hóa”, đều đạt tiêu chí hoạt động hòa giải hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; Phấn đấu 85% tổ hòa giải ở nông thôn hoạt động hiệu quả, số vụ việc hòa giải thành đạt trên 80%.

- Giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu 100% hồ sơ công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”, “làng văn hóa”, “ấp văn hóa”, “bản văn hóa”, đều đạt tiêu chí hoạt động hòa giải hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; Phấn đấu 90% tổ hòa giải ở nông thôn hoạt động hiệu quả, số vụ việc hòa giải thành đạt trên 85%.

5- Phát triển, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý theo chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2030 cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng phần lớn yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

- Giai đoạn 2012-2015: Phấn đấu 90% nhu cầu trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật, hòa giải của người được trợ giúp pháp lý được đáp ứng ngay tại cơ sở; hoàn thành từ 80% tổng số vụ việc mà người được trợ giúp pháp lý yêu cầu; Bảo đảm 90% các xã tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 1 đợt/năm.

+ Giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật, hòa giải của người được trợ giúp pháp lý được đáp ứng ngay tại cơ sở; Bảo đảm 100% vụ việc yêu cầu tư vấn pháp luật được hoàn thành; 100% các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 1 đợt/năm;

6- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký, quản lý hộ tịch cơ sở; tăng chỉ tiêu đăng ký khai sinh cho trẻ em, phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% trẻ em sinh ra ở xã thuộc đồng bằng và 70% trở lên trẻ em sinh ra ở các xã miền núi, vùng các năm từ 2016 đến 2020, mỗi năm tăng dần ít nhất là 5% đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Hoạt động công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Quy hoạch phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội với mục tiêu đến năm 2020 mỗi địa bàn cấp huyện có ít nhất 01 tổ chức hành nghề công chứng.

7- Tăng cường củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành bằng pháp luật của chính quyền cấp xã; phấn đấu đến năm 2015, 90% cấp xã loại 1 và loại 2 có từ 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch trở lên và trên 80% công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đạt trình độ trung cấp luật trở lên và các tiêu chuẩn khác theo hướng dẫn theo quy định của pháp luật.

Để triển khai thực hiện thành công Kế hoạch này, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu:

- Các đơn vị thuộc Sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể để tham mưu, giúp lãnh đạo Sở triển khai thực hiện.

- Giao trách nhiệm cho Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu cho UBND cùng cấp đồng thời hướng dẫn cán bộ Tư pháp-Hộ tịch cấp xã triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Trưởng Khối thi đua tổng hợp kết quả thực hiện phong trào thi đua này thành một nội dung trong báo cáo sơ kết và tổng kết công tác thi đua, khen thưởng gửi về Sở Tư pháp.

H.D

 

 

 

 

 

 

 

 
Bộ Công thương tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam”.
Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước
Tại Nha Trang: Tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lưu trữ và bảo vệ cơ sở dữ liệu Luật Lý lịch tư pháp.
Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia kiểm tra công tác thực hiện Luật LLTP tại Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hoà.
Sở Tư pháp: Tổ chức phổ biến Luật Biển Việt Nam nhân “Ngày pháp luật” tháng 9/2012.
Tư pháp Khánh Hòa, Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hoà đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật BHYT.
Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Khánh Hòa: Tổ chức Hội thao chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp Việt Nam.
Khánh Hòa: Ban hành Đề án củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa: Thông báo tuyển dụng 28 công chức Thi hành án dân sự năm 2012.
Tại Nha Trang: Hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của Ủy ban lâm thời trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của Quốc hội”
Đảng bộ Sở Tư pháp: Tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá XI), học tập 02 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số dưới một góc nhìn.
Tại Nha Trang: Hội thảo Pháp luật về Thủ đô
Tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Bộ Tư pháp thông qua Đề xuất Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Khánh Hòa : Tổ chức Hội nghị triển khai Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tập huấn kiến thức pháp luật cho già làng, Trưởng thôn huyện Khánh Sơn.
Tại Nha Trang-Khánh Hòa: Hội thảo Quốc tế về “Nhóm nữ Đại biểu Quốc hội với chiến lược quốc gia bình đẳng giới”.

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 111201