Hoạt động tương trợ tư pháp: Ngày càng đi vào hiệu quả
Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Qua 3 năm thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTTP.
Qua 3 năm thực hiện Luật TTTP, dối với việc thực hiện ủy thác tư pháp của các cơ quan tư pháp nước ngoài, VKSND tối cao đã tiếp nhận 164 hồ sơ yêu cầu TTTP đến từ 28 nước, trong đó nhiều nhất là Cộng hòa Séc với 59 hồ sợ Các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) Việt Nam đã thực hiện 102 yêu cầu, đạt tỷ lệ 62,2%. Nội dung chủ yếu của các yêu cầu TTTP là chuyển giao để truy cứu trách nhiệm hình sự, tống đạt tài liệu, thu thập, cung cấp chứng cứ, xác minh nhân thân, lý lịch… Các yêu cầu TTTP về hình sự của nước ngoài ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực và tội phạm nghiêm trọng như giết người, mua bán ma túy, tham nhũng, lừa đảo, rửa tiền... Việc thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng từ những năm trước, đặc biệt là những yêu cầu tương trợ từ Cộng hòa Séc. Một số yêu cầu TTTP phức tạp, nhạy cảm được VKSND tối cao chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước xử lý nhanh chóng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Đối với việc thực hiện ủy thác tư pháp của các CQTHTT Việt Nam cho nước ngoài, VKSND tối cao đã tiếp nhận 33 hồ sơ của CQTHTT 19 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, đã chuyển 28 hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền của 18 nước được yêu cầu để giải quyết. Đến nay, VKSND tối cao đã nhận được 15 kết quả trả lời ủy thác của phía nước ngoài, đạt 53,6%. Số lượng các yêu cầu TTTP về hình sự của Việt Nam gửi đi các nước ngày càng tăng. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp cho nước ngoài đã giúp các CQTHTT trong nước giải quyết được những vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, trong đó, có một số vụ án nghiêm trọng và phức tạp như PCI, Vinashin.
Một điểm đáng ghi nhận đó là nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động TTTP, VKSND tối cao đã có sáng kiến đưa vấn đề hợp tác trong lĩnh vực TTTP về hình sự vào nội dung các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương. Hiện nay, VKSND tối cao đang tích cực chuẩn bị cho việc đàm phán, ký kết hiệp định TTTP về hình sự giữa Việt Nam với các nước Australia, Tây Ban Nha, Peru Qua thực tiễn hoạt động TTTP về hình sự, một số Hiệp định giữa Việt Nam với các nước ký trước năm 2000 có nhiều điểm không còn phù hợp với Luật TTTP và tình hình hợp tác hiện naỵ Vì vậy, VKSND tối cao đã và đang nghiên cứu đề xuất việc sửa đồi, bổsung các hiệp định trên đối với phần TTTP về hình sự.
Bên cạnh những hiệu quả đạt được, thực tiễn hoạt động TTTP cho thấy việc thực hiện các yêu cầu TTTP thường mất nhiều thời gian. Theo thống kê, yêu cầu TTTP từ nước ngoài thực hiện nhanh nhất trong 1 tháng 8 ngày, lâu nhất là 2 năm 9 tháng 17 ngàỵ Yêu cầu TTTP của Việt Nam đối với nước ngoài nhanh nhất là 1 tháng 10 ngày (ủy thác cho Trung Quốc), lâu nhất là 1 năm 3 tháng 9 ngày (ủy thác