02/06/2019 09:59        

Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nghị định quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nghị định gồm có 04 chương, 58 điều.
Theo đó, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Tổ chức quy định trong Nghị định là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện); tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã (Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã); tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư (Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam); tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ - CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, bao gồm: Tàu cá, ngư cụ, công cụ kích điện, chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc, thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Về biện pháp khắc phục hậu quả: Nghị định quy định rõ ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 42/2019/NĐ - CP quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; buộc chuyển giao thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý; buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển, môi trường sống của thủy sản, khu vực biển, vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá và công trình cảng cá; buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, loài thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; buộc tái xuất giống thủy sản, loài thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu; buộc tái chế thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước; buộc tháo dỡ tàu cá thuộc diện cấm phát triển hoặc tàu cá được đóng mới, cải hoán không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch; buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm; buộc tái xuất tàu cá.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng. Trong trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ - CP thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính (Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra, Kiểm ngư); phân định rõ thẩm quyền xử phạt; áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính và trách nhiệm hướng dẫn thi hành...Nghị định Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2019./.

PB
 
UBND tỉnh Khánh Hòa: Ban hành hành Quyết định thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022” trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng 07/2019, nhiều chính sách mới có hiệu lực.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Hội nghị Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh
Toạ đàm tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2019.
TAND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác HTND tỉnh 6 tháng đầu năm 2019
UBND tỉnh Khánh Hòa: Công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4
Một số quy định mới liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã
Sở Tư pháp tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ và Nhân dân các xã địa bàn trọng điểm năm 2019
Nhiều chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2019 liên quan đến giao thông vận tải, giáo dục, y tế… Người dân cần theo dõi để nắm bắt được những quy định mới này.
Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa
Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh
UBND huyện Diên Khánh tổ chức hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
Lễ ký kết Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018 - 2023
"Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số"
UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2019.
Khánh Vĩnh: Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra công tác chứng thực, đăng ký và quản lý hộ tịch
Sở Tư pháp nỗ lực nâng cao chỉ số hài lòng của người dân năm 2019

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1776162