03/01/2019 02:33
|
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2019
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2019
Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Chính thức tăng lương tối thiểu vùng; Giá viện phí mới cho bệnh nhân có và không có BHYT; Thay đổi cách thức thi tuyển, xét tuyển công chức… sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2019.
* Về lĩnh vực Lao động – Tiền lương - Chính thức tăng lương tối thiểu vùng Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.Theo đó, từ thời điểm 01/01/2019, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau: - Vùng I: 4,18 triệu đồng/tháng; - Vùng II: 3,71 triệu đồng/tháng; - Vùng III: 3,25 triệu đồng/tháng; - Vùng IV: 2,92 triệu đồng/tháng. So với năm 2018, mức lương tối thiểu vùng tăng từ 160.000 đồng/tháng - 200.000 đồng/tháng. - Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17/10/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động ít nhất 01 lần trong năm, với các nội dung như: Việc tuyển dụng lao động; Việc trả lương; Việc tham gia BHXH… Nếu doanh nghiệp không tự kiểm tra thì đây là cơ sở để cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành việc tự kiểm tra thì đây cũng là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự... - DN dưới 10 lao động được miễn tổ chức hội nghị người lao động Nghị định 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Trong đó có nội dung đáng chú ý: doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động được miễn tổ chức hội nghị người lao động và ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản. Một điểm mới khác của Nghị định này là cho phép người lao động được tham gia đóng góp ý kiến về: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; Được đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc…
* Trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán
(Hình minh họa)
- Hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp Bộ Tài chính đã có Thông tư 99/2018/TT-BTC hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán Nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên. Theo Thông tư này, báo cáo tài chính tổng hợp phải được lập vào thời điểm 31/12 hàng năm. Báo cáo này phải được tổng hợp đầy đủ, bao gồm thông tin tài chính của tất cả đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc theo quy định. Thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới phải có số liệu về tài sản thuần và thặng dư/thâm hụt (hoặc lợi nhuận sau thuế) của đơn vị trong năm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. - Nguyên tắc mới về ghi chép trên chứng từ kế toán Từ ngày 01/01/2019, các nguyên tắc khi ghi chép trên chứng từ kế toán thuế xuất, nhập khẩu và thu khác sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 112/2018/TT-BTC. Theo đó, chữ viết trên chứng từ kế toán phải liên tục, không ngắt quãng, không được viết tắt, k
|
|
|
|
|
|